Bộ điều khiển khí nén hay Pneumatic Actuator là một trong những thiết bị truyền động hỗ trợ làm việc cho hệ thống. Chúng rất có ích cho người sử dụng vì khả năng hoạt động nhanh. Và có thể lắp đặt được ở những môi trường nguy hiểm khi đi kèm với các dòng van cơ khác.
Giống như tên gọi, bộ điều khiển sử dụng nguồn khí nén để làm việc. Vậy liệu cấu tạo, cách thức vận hành và ứng dụng của thiết bị như nào? Thì mời bạn đọc cùng tham khảo một số chia sẻ trong bài viết này.
Bộ điều khiển khí nén là gì
Bộ điều khiển khí nén là một thiết bị truyền động khí nén, hoạt động bằng việc sử dụng nguồn áp lực 3 – 8 bar để đóng mở. Với sự kết hợp giữa các chi tiết Piston, Xylanh, hệ số bánh răng, trục monent, lò xo . Đã giúp biến đổi năng lượng khí nén thành năng lượng động năng để hoạt động.
Bộ khí nén thường hay được lắp đặt đi kèm với các dòng van bướm, van bi để làm việc trong hệ thốngBộ điều khiển khí nén còn có tên gọi khác là động cơ khí nén. Chúng được biết đến như những dòng điều khiển chủ lực khi lắp đặt với van cơ.
Nguồn khí sử dụng có thể cấp từ máy nén khí chủ lực. Đối với những bộ động cơ khí nén này. Piston càng lớn sẽ càng sinh ra áp lực đầu ra càng cao. Còn lượng áp lực đầu vào cần cho thiết bị cũng lớn gấp 2 – 3 lần áp lực đầu ra.
Piston trong khí nén càng lớn, cho thấy bộ điều khiển khí nén hoạt động càng nhanh. Thì chúng sẽ có thể đáp ứng làm việc được trong các hệ thống lớn yêu cầu áp lực cao. Công ty TNHH Thương mại và XNK HT Việt Nam là đơn vị chuyên cung cấp các dòng động cơ khí nén đi kèm với van cơ.
Với các thương hiệu nổi tiếng như Geko – Đài Loan, Haitima, Jaki, Sypa – Đài Loan, KbValve – Hàn Quốc, Kosa – Hàn Quốc. Khách hàng có thể liên hệ cho chúng tôi để mua hàng trực tiếp qua
Hotline: 0981.625.884.
Thông số kỹ thuật bộ khí nén
- Model sản phẩm: GK, KBV, KS, AD,…
- Vật liệu: Vỏ hợp kim nhôm sơn tĩnh điện. Chi tiết bên trong làm từ inox, thép không gỉ.
- Áp lực khí nén: 2 ~ 8bar
- Momen xoắn: 17,8 Nm – 250Nm
- Tiêu chuẩn kháng nước: IP67
- Nhiệt độ làm việc: -400C ~ 800C
- Kiểu hoạt động: tác động đơn hoặc tác động kép
- Kiểu đóng mở: dạng ON/OFF hoặc tuyến tính
- Loại bộ khí nén: Bộ khí nén Piston và khí nén xylanh
- Hãng sản xuất: Geko, KBValve, Haitima, Kosa, Jaki, Sypa,..
- Xuất xứ: Hàn Quốc, Đài Loan, Trung Quốc
- Hàng có sẵn
- Bảo hành: 12 tháng
Đặc điểm của bộ điều khiển khí nén
- Bộ động cơ khí nén hoạt động bằng việc sử dụng nguồn khí nén nên có độ an toàn cao
- Việc đóng mở nhanh gọn ngay cả ở những vị trí xa trung tâm
- Nên sử dụng đi kèm với các dòng van bi, van bướm, lắp đặt cho một số hệ thống nguy hiểm như khí thải, hóa chất
- Đối với những bộ động cơ khí nén, chúng có hai loại chính là đóng mở bằng piston hoặc đóng mở bằng xylnah. Đối với những dòng đóng mở piston sẽ có hai kiểu tác động đơn và kép
- Việc sử dụng bộ động cơ khí nén có thể lắp đặt thêm bộ điều khiển tuyến tính, báo ON/OFF hay van điện từ khí nén đi kèm.
- Áp lực của bộ điều khiển rất mạnh, có thể nghiền nát các vật thể bên trong đường ống. Khả năng đóng mở van tức thì ngay cả khi hệ thống mang áp lực cao.
Cấu tạo của bộ điều khiển khí nén
Như đã giới thiệu, bộ động cơ khí nén là sự kết hợp giữa các chi tiết vỏ, trục, piston, lò xo, xylanh. Các chi tiết này kết hợp với nhau và làm việc rất hiệu quả. Bộ khí nén thì có một số dòng như tác động đơn, tác động kép và xylanh khí nén. Cấu tạo của những loại này có một chút khác biệt. Sẽ khiến quá trình hoạt động của chúng cũng bị thay đổi.
Bộ khí nén tác động đơn
Đối với dòng khí nén tác động đơn, chúng có một cơ chế hoạt động vô cùng đặc biệt. Đó chính là chúng có khả năng tự hồi lại cơ chế ban đầu. Khi chúng ta tiến hành sử dụng, chỉ cần cấp khí nén vào một cửa. Cửa còn lại sẽ tự động quay trở lại vị trí van ban đầu.
Đối với bộ khí nén tác động đơn. Chúng có cấu tạo gồm các chi tiết chính là Piston, lò xo, trục quay, gioăng làm kín, các bulong đai ốc. Với cơ chế có sử dụng lò xo, khi cấp khí vào thiết bị. Lò xo sẽ tự hồi lại vị trí đầu khiến bộ điều khiển khí nén tự quay trở lại.
Bộ động cơ khí nén tác động đơn sẽ áp dụng được cho các loại van cơ cần tồn tại trong trạng thái thường đóng hoặc thường mở.
Bộ khí nén tác động kép
Dòng bộ điều khiển tác động kép thì thường được sử dụng rất nhiều cho các hệ thống làm việc. Với tính chất cơ động, linh hoạt và cấu tạo đơn giản. Đặc biệt có thể điều khiển được van cơ hoạt động theo cả hai cơ chế đóng ngắt dễ dàng.
Bộ khí nén tác động kép có thể sử dụng thêm các van điện từ lắp đặt đi kèm. Cấu tạo của bộ điều khiển tác động kép khí nén cũng mang cấu tạo gồm các chi tiết. Piston, trục quay, gioăng làm kín, các bulong đai ốc. Khác với tác động đơn là dòng tác động kép không có lò xo đàn hồi. Chính vì vậy, chúng sẽ không trực tiếp chuyển động khi không có lực khí nén truyền vào.
Bộ điều khiển xilanh khí nén
Bộ điều khiển xilanh thông thường hay được sử dụng nhiều cho các dòng van cổng, van cầu,.. Các loại van có kiểu đóng mở đĩa van nâng lên hạ xuống thường hay được lắp đặt bộ điều khiển xylanh khí nén.
Sở dĩ thường lắp đặt cho các van này là do bộ điều khiển xilanh khí nén hoạt động theo cơ chế piston thụt ra thụt vào. Chứ không đẩy piston ra hai hướng như dòng bộ điều khiển tác động đơn, kép.
Chúng có thể tác động được piston chuyển động ra vào là nhờ vào áp lực bên trong và áp lực bên ngoài chênh lệch nhau. Cấu tạo của xilanh khí nén gồm các chi tiết là xilanh, vỏ, Piston đẩy, trục đẩy.
Nguyên lý hoạt động của bộ điều khiển khí nén
Bộ động cơ khí nén có rất nhiều loại. Nhưng nhìn chung chúng đều có cùng một cách thức vận hành. Đó là sử dụng nguồn khí nén cấp vào hệ thống để đóng mở thiết bị.
Tất cả những bộ điều khiển này đều hoạt động dựa vào việc biến đổi khí nén thành động năng để làm việc. Đối với dòng bộ điều khiển tác động đơn hay kép. Nguồn khí nén được cấp vào bộ điều khiển sẽ tác động lực lên piston làm piston chuyển động.
Nhờ hệ số cấp bánh răng sẽ tác dụng lên trục van chuyển động. Giúp van hoạt động thực hiện đóng mở lưu thông dễ dàng.Khi lượng khí nén giản nở, chúng làm chênh lệch lượng áp suất ở bên trong và áp suất bên ngoài khí quyển sẽ gây ra tích tụ năng lượng.
Khí nén sau đó sẽ rời khỏi buồng điều khiển và hướng về chỗ piston và các bánh răng. Chúng sẽ thúc đẩy piston chuyển động để đóng hoặc mở ra. Tùy vào piston là loại xilanh khí nén hay bộ điều khiển tác động đơn, kép mà khiến thiết bị chuyển động thẳng hay xoay vòng.
Ưu nhược điểm của bộ điều khiển khí nén
Đối với thiết bị điều khiển khí nén, với mỗi dòng thiết bị riêng biệt như tác động đơn, tác động kép hay là xilanh khí nén. Sẽ đều có một số ưu điểm và và nhược điểm cụ thể.
Dưới đây sẽ là một số ưu điểm chung mà chúng tôi chia sẻ cho khách hàng. Để khách hàng có thể nắm bắt được nhiều chức năng tiện lợi khi vận hành thiết bị.
Ưu điểm của bộ điều khiển khí nén
- Sử dụng bộ khí nén sẽ vô cùng tiện lợi cho các hệ thống yêu cầu việc đóng mở nhanh gọn từ xa.
- Thiết bị mang lại sự an toàn cho hệ thống làm việc cao hơn, so với các dòng điều khiển điện, thì bộ khí nén sẽ không lo bị chập mạch điện gây cháy nổ.
- Sử dụng bộ điều khiển khí nén có thể lắp đặt ở ngoài trời, tiếp xúc với nắng mưa vẫn hoạt động bình thường
- Cơ chế đóng mở nhanh gọn trong các môi trường áp lực cao. Khả năng hoạt động bền bỉ, ổn định, chắc chắn. Với hiệu suất làm việc cao và tuổi thọ lâu bền.
- Thân bộ điều khiển khí nén có thiết kế chống thấm, chống bụi bẩn vô cùng hiệu quả. Rất thích hợp lắp đặt cho các hệ thống mang tính nguy hiểm như khí độc, hóa chất.
- Và sau cùng, giá thành của những bộ điều khiển khí nén luôn rất bình ổn giá, phù hợp với tiêu dùng người sử dụng.
Nhược điểm của bộ khí nén
Đối với một số hệ thống lớn, truyền tải phức tạp, việc lắp đặt các dòng van có sử dụng bộ khí nén sẽ gây khó khăn. Bởi khi lắp đặt thiết bị, sẽ sử dụng rất nhiều dây nối để dẫn nguồn khí vào thiết bị. Dẫn đến tình trạng vướng mắc, nhì nhằng.
Việc đóng mở nhanh có thể phát sinh ra các tình trạng búa nước cho hệ thống. Chính điều này sẽ gây ảnh hưởng đến đường ống như nứt, vỡ ống làm rò rỉ dòng chảy.Khi sử dụng bộ khí nén cho các dòng van cơ lớn lên đến DN300. Quá trình làm việc sẽ không được chính xác như khi sử dụng bộ điện.
Ứng dụng của bộ điều khiển khí nén
Đối với dòng điều khiển khí nén, chúng được ứng dụng rất nhiều. Đặc biệt xuất hiện chính trong các hệ thống dễ cháy nổ như sản xuất sửa chữa oto. Hay các hệ thống trộn xăng lỏng với không khí để làm việc.
Các hệ thống làm việc có liên quan đến khí nén, máy bơm, công tắc cảm biến đều có thể ứng dụng được các bộ điều khiển khí nén. Vì điểm chung của bộ khí nén là không cần sử dụng công tắc đánh lửa để hoạt động.
Trong các môi trường này, thì khi người sử dụng muốn lắp đặt bộ khí nén. Có thể lắp chúng với các dòng van công nghiệp như van bướm, van bi, van cổng để thiết bị làm việc chất lượng nhất.
Một số tên gọi cho các dòng van ứng dụng này là van bướm điều khiển khí nén. Van bi khí nén, van cầu khí nén, van cổng dao điều khiển khí nén.
Van bướm điều khiển khí nén
Van bướm có sử dụng bộ điều khiển khí nén là dòng thiết bị được sử dụng rất nhiều trong hệ thống làm việc. Đây là sự kết hợp hoàn hảo giữa van bướm và bộ điều khiển khí nén. Sự kết hợp này có thể giúp van đóng mở hoặc điều tiết dòng chảy nhanh gọn.
Bằng việc sử dụng bộ khí nén để làm việc. Các vị trí đóng mở sẽ tiết kiệm được 1 khoảng thời gian và chi phí thuê nhân công làm việc. Dòng van bướm điều khiển khí nén có rất nhiều loại như van bướm inox khí nén, van bướm gang khí nén,..
Với các kích thước từ DN40 – DN500 có thể lắp đặt các bộ điều khiển như Geko – Đài Loan, Haitima – Hàn Quốc. Van bướm khí nén thường xuyên được ứng dụng cho các hệ thống cấp thoát nước, các đường ống PCCC, nhiệt điện, HVAC,..
Khi sử dụng van bướm điều khiển khí nén, người sử dụng có thể lắp đặt kèm thêm một số van điện từ Airtac. Hay bộ điều khiển tuyến tính, bộ đóng mở ON/OFF để kiểm soát dễ dàng.
Van bi inox điều khiển khí nén
Van bi điều khiển khí nén thường hay được sử dụng như một khóa chặn trên hệ thống làm việc. Đây là sự kết hợp giữa van bi và bộ khí nén như GEko, KBValve. Đối với dòng van bi, thân van có thể là loại một mảnh, hai mảnh, ba mảnh, hai ngã, ba ngã,..
Khi kết hợp với bộ khí nén sẽ thông qua một bộ tác động khí để làm việc. Van bi điều khiển khí nén sẽ hoạt động đóng mở khi có khí nén cấp vào bộ điều khiển.
Đối với dòng van bi, chúng sẽ lắp hai loại điều khiển chính là bộ khí nén tác động đơn hoặc khí nén tác động kép. Dòng điều khiển khí nén tác động đơn sẽ có cơ chế tự hồi lại vị trí cài đặt ban đầu.
Van cổng dao điều khiển khí nén
Đây là dòng thiết bị không còn xa lạ đối với người sử dụng nữa. Dòng van cổng dao với thiết kế thân van mỏng, dẹt tiết kiệm diện tích lắp đặt. Được kết hợp với xilanh khí nén làm việc đóng mở lên xuống cho phép lắp đặt ở các hệ thống như bệ chứa si lô, hệ thống xi măng.
Van cổng dao với cánh van khi làm việc lên xuống có thể thoát khỏi hoàn toàn dòng lưu chất. Rất thích hợp cho các đường ống dạng bùn, dạng hạt.
Van bướm silo khí nén có thân van là dòng gang hoặc inox, kết hợp với bộ điều khiển xilanh đóng mở nhanh chóng. Trục van hoạt động chịu được áp lực làm việc lên đến PN25.
Van cầu điều khiển khí nén
Đây là dòng van công nghiệp cuối cùng hiện có thể lắp đặt bộ điều khiển khí nén để hoạt động. Van cầu hơi điều khiển khí nén là dạng van cầu có lắp đặt bộ điều khiển hoạt động bằng khí nén.
Các moment xoắn hoạt động nhờ áp lực khí nén đẩy các piston theo chiều lên xuống để đóng mở van. Van cầu điều khiển khí nén nên lắp đặt thân van là dòng inox. Việc này sẽ giúp môi trường làm việc của chúng được đa dạng hơn.
Với thiết kế bộ khí nén tác động đơn, khi ngừng cấp khí vào bộ điều khiển, đĩa van sẽ tự động quay trở lại vị trí ban đầu. Van được sử dụng cho các hệ thống điều tiết dòng chảy. Với khả năng vận hành được trong các môi trường có nhiệt độ và áp lực cao.
Các lưu ý khi sử dụng bộ điều khiển khí nén
Một số tác nhân về mặt môi trường cũng sẽ gây ra các ảnh hưởng lớn cho thiết bị làm việc. Ví như áp suất không khí không phù hợp hoặc tải trọng thay đổi dẫn đến bộ điều khiển cũng bị biến đổi theo.
Bên cạnh đó, là quá trình đóng mở tự động không tương tác với hệ thống. Sẽ khiến quá trình làm việc cũng sẽ gây ra những cản trở rất lớn.
Để giúp bộ khí nén vận hành hiệu quả. Chúng ta có thể lưu ý một số điều như sau:
- Sử dụng các công tắc hành trình, bộ báo ON/OFF khi làm việc để nắm bắt quy trình hoạt động của thiết bị dễ dàng.
- Đối với các bộ khí nén lắp đặt xa trung tâm, có thể kết nối các van điện từ khí nén, van báo động ngay trên thân bộ khí nén. Cách này sẽ giúp người dùng kiểm soát được hanh trình vận hành ngay cả khi tốc độ đóng mở bị thay đổi
- Khi lắp đặt bộ điều khiển khí nén vào hệ thống làm việc, nên lưu ý các khớp nối với nhau nên được chuẩn xác. Lúc thiết bị đóng mở theo hành trình sẽ tạo ra sự kín khít cho van
- Thường xuyên kiểm tra các bộ điều khiển, xilanh khí nén. Nếu vị trí lắp ở ngoài trời, nên sử dụng bọc để bảo vệ thiết bị làm việc tránh mưa gió.
- Tra dầu vào các vị trí nối trên thiết bị.
Nơi mua bộ điều khiển khí nén chất lượng – Nhập khẩu
Trên đây là những thông tin sơ lược về dòng điều khiển khí nén. Mặt hàng này hiện đang được công ty XNK HT Việt Nam cung cấp trên thị trường. Với đầy đủ các kích thước và model khác nhau rất tiện lợi cho việc lắp đặt.
Ngoài bộ đóng mở khí nén, chúng tôi còn có các dòng xilanh khí nén. Điều khiển điện, bộ tuyến tính, bộ báo động và các van công nghiệp đi kèm.
Tự hào là đại lý cung cấp van công nghiệp, thiết bị phụ kiện đường ống đạt chuẩn. Chúng tôi luôn cố gắng chia sẻ đến quý khách hàng những sản phẩm tiên tiến, chất lượng. Ngoài ra khi mua hàng, khách hàng sẽ nhận được một số ưu ái như:
- Hàng hóa được bảo hành 12 tháng, đổi trả trong vòng 3 – 7 ngày
- Hàng hóa có đầy đủ giấy tờ CO/CQ
- Tư vấn lắp đặt 24/7
- Hỗ trợ giao hàng nhanh trong nội thành
- Báo giá thương mại
- Hỗ trợ lắp đặt, bảo dưỡng
Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ:
Hotline: 0981 625 884
Email: kd5.htvietnam@gmail.com
Website: https://vangiatot.com