Van bướm

Hiển thị 16–30 của 66 kết quả

Nhận xét {đánh giá}

Cập nhật lần cuối ngày: 17/05/2023

Van bướm là gì, cấu tạo ra sao, nguyên lí hoạt động như nào?  Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu chi tiết kích thước van bướm. Giá của các loại van bướm như : van bướm tay quay , van bướm inox , van bướm điện , van bướm mặt bích.

Hiện nay van bướm được sử dụng rất phổ biến trên thị trường do cách thức vận hành dễ dàng, tính hiệu quả cao. Thiết kế nhỏ gọn, giá thành cũng khá rẻ so với các loại van cùng loại khác. Van dùng để điều chỉnh lưu lượng dòng chất lỏng hoặc khí theo cơ chế lá lật quay quanh trục.

Tên gọi tiếng anh của van bướm là “Butterfly valve”. Nó được điều khiển bằng nhiều cách như: tay gạt, tay quay, điều khiển điện, điều khiển bằng khí nén. So sánh với van cổng, van bi thì van bướm là loại van đóng mở với tốc độ nhanh.

Van bướm

Van bướm là gì

Van bướm (hay còn gọi là butterfly valve), van cánh bướm, van đĩa bướm… Là một loại van được sử dụng để điều chỉnh hoặc ngắt dòng chất lỏng, khí, hơi hay hỗn hợp. Trong các hệ thống đường ống thông qua góc đóng mở của đĩa van.

Van bướm có thể đóng mở được đa dạng góc khác nhau, tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng cũng như mục đích sử dụng của van trong hệ thống. Với thiết kế đơn giản, van bướm gồm một đĩa bướm được gắn trên trục xoay và đặt trong một ống dẫn chất. Khi cánh bướm xoay, nó có thể mở hay đóng đường ống để điều chỉnh dòng chất lưu thông.

Van bướm được sử dụng rộng rãi trong các ngành công nghiệp như dầu khí, hóa chất, thực phẩm, nước uống, xi măng, bột giấy. Và cả trong các hệ thống điều hòa không khí.

Ưu điểm của chúng là có kích thước nhỏ gọn, dễ dàng lắp đặt và thay thế, giá thành thấp. Tuy nhiên nó không thực sự thích hợp để điều khiển chất lỏng có độ đặc cao. Và áp suất cao cũng là một trở ngại đối với nó, vì không đảm bảo độ kín cũng như khả năng chịu áp suất.

Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của van bướm

Vậy van đóng mở lưu chất này có cấu tạo và nguyên lý hoạt động như thế nào? Đơn giản hay rất phúc tạp? Mời bạn cùng tìm hiểu nhé!

Cấu tạo của van bướm

Một van bướm hoàn chỉnh được cấu thành từ các bộ phận chính như sau:

-Thân van: được đúc nguyên khối từ thép, gang, inox, nhựa… tùy thuộc vào môi trường và lưu chất mà ta chọn loại van phù hợp. Thân van được thiết kế những lỗ, mặt bích dùng để kết nối đường ống với van nhờ bulong hoặc đai ốc. Cũng có những loại không có thiết kế mặt bích hai bên, thay vào đó là thiết kế dạng kẹp wafer, dạng lug.
-Đĩa van: đây là bộ phận quan trọng của van dạng cánh bướm. Dùng để đóng mở van bằng tay gạt, tay quay hoặc các bộ điều khiển. Đĩa van thường được làm từ thép không gỉ, gang, inox 201, inox 304… Giúp lưu chất tiếp xúc mà vẫn hạn chế tối đa sự ăn mòn.
-Trục van: là nơi gắn kết đĩa van với thân van, cũng là nơi truyền lực giúp đóng mở van. Thường trục được gắn cố định với đĩa van xoay quanh thân van. Trục van được làm từ vật liệu không rỉ có độ cứng cao và ít bị ăn mòn
-Bộ điều khiển: Với các dạng van bướm thông thường sử dụng các dạng điều khiển bằng tay thủ công như tay gạt hoặc tay quay. Khi đó, sử dụng trực tiếp sức người để thực hiện đóng mở. Trong một số trường hợp bộ điều khiển cơ học không đem lại hiệu quả cao. Người ta tiến hành  thay thế tay cơ thành các bộ điều khiển tự động dạng khí nén hay điện.
-Gioăng làm kín (seatring): có chức năng làm kín thân van và đĩa van, giúp việc lưu thông dòng lưu chất không bị rò rỉ ra bên ngoài. Lợi ích mang lại là không làm ảnh hưởng đến môi trường và các vật liệu xung quanh.

Ngoài ra còn có 1 số các phụ kiến khác như ecu, bulong, ốc…. để tạo nên 1 van bướm hoàn chỉnh và đảm bảo hoạt động trong hệ thống.

Cau-tạo-van-buom

Nguyên lý hoạt động của van bướm

Van bướm hoạt động dựa trên nguyên lý quay quanh trục của đĩa van, góc quay của trục là góc một phần tư. Khi tác dụng lực làm quay trục van đồng thời đĩa van cũng chuyển động theo. Nếu đĩa van nằm hướng song song với thân van tức là van đang đóng hoàn toàn. Ngược lại nếu nằm vuông góc với thân thì van sẽ mở.

Khi góc quay đạt 90 độ tức dòng lưu chất đi qua sẽ tối đa, tốc độ dòng sẽ lớn. Góc quay càng nhỏ thì dòng lưu chất đi qua càng bé. Nhờ vào việc thao tác quay này mà ta có thể điều chỉnh van một cách linh hoạt, trong thời gian ngẳn.

Van bướm cũng tương tự như van bi nó có thể hoạt động dựa trên nhiều thiết bị truyền động khác nhau. Thủ công như là dùng tay gạt có nấc điều chỉnh lưu lượng, còn tự động hóa thì sẽ sử dụng động cơ điều khiển điện, động cơ điều khiển khí nén.

Tùy thuộc vào hệ thống lắp đặt mà quý khách hàng lựa chọn loại van điều khiển phù hợp.

Phân loại van bướm theo cấu tạo, kết nối

Tùy thuộc vào hệ thống, khu công nghiệp, các công trình mà cần có những cách kết nối khác nhau. Nên van bướm cũng được chế tạo ra rất nhiều loại kết nối đa dạng.

Van bướm mặt bích

Van bướm mặt bích là loại van ở thân có 2 mặt bích. Trên mặt bích có các lỗ để kết nối bằng bulong và đai ốc với hệ thống đường ống. Kích thước đường kính danh giới từ DN300, DN350, DN400 và áp lực cao PN10/PN16. Van tương thích với các tiêu chuẩn mặt bích BS, DIN và ANSI.

Bằng việc sử dụng dạng kết nối mặt bích với hệ thống mang lại sự chặt chẽ, kín khít đảm bảo lưu chất bên trong không bị rò rỉ. Đặc biệt là tính ổn định của điểm kết nối giữa van bướm và đường ống toàn hệ thống.

van-buom-mat-bich

Van bướm kiểu Lug

Van bướm dạng lug (hay còn gọi là van bướm với lỗ bắt) là một trong các loại van bướm phổ biến được sử dụng trong các ứng dụng công nghiệp.

Loại van này có các vấu nhô ra để cung cấp lối đi cho các lỗ bu lông khớp với những cái trong mặt bích. Tuy nhiên để có thể so sánh nó với 2 dạng kết nối kiểu wafer và dạng mặt bích thì ít được sử dụng hơn.

Một số hạn chế của dòng van này dẫn đến ít được sử dụng đó là:

-Thứ nhất, khả năng chịu áp suất thấp hơn so với các dạng van bướm khác.
-Thứ hai, không đáp ứng yêu cầu của các ứng dụng tải trọng cao.
-Thứ ba, không đảm bảo độ kín tối đa.

van-buom-dang-lug

Van bướm kiểu Wafer

Thân wafer được đặt giữa các mặt bích ống và bu lông mặt bích bao quanh thân van. Loại wafer rất dễ lắp đặt nhưng không thể sử dụng làm van cách ly.

Thân van sẽ nằm giữa hai mặt bích và được cố định bằng một bộ bu lông riêng cho mỗi mặt bích. Thiết lập này cho phép một trong hai bên của hệ thống đường ống bị ngắt kết nối mà không làm phiền phía bên kia.

Một van bướm kết nối kiểu wafer được sử dụng trong dịch vụ ngõ cụt, thường có mức áp suất giảm. Kích thước của van từ DN40 trở lên.

Nó được xem là dòng van cánh bướm được sử dụng nhiều nhất hiện nay trên thị trường. Không phải ngẫu nhiên nó đạt được thành tựu như vậy, mà dòng van bướm wafer có 1 số ưu điểm vượt bậc như:

-Nó có thiết kế gọn nhẹ, dễ dàng vận chuyển, lắp đặt hơn so với các dòng van có cùng kích thước đường kính danh nghĩa. Nhưng butterfly valve lại nhẹ hơn van bi, van cổng, van cầu,…
-Có độ kín cao khi kết nối với hệ thống, đảm bảo yêu cầu chống rò lưu chất tốt.
-Van vận hành đơn giản, êm ái, không gây tiếng ồn nên không ảnh hưởng tới những người quản lý hay làm việc xung quanh.
-Sản phẩm đa dạng về vật liệu sản xuất. Từ kim loại như inox, gang, thép… cho đến nhựa PVC, uPVC, cPVC,…
-Giá thành van thấp hơn so với các dòng van bướm dạng kết nối khác. Ví dụ rõ nhất là van đĩa bướm hai mặt bích.
-Nó cho phép lắp đặt cũng như tháo rời đơn giản, tiết kiệm thời gian, chi phí và công sức.

van-buom-wafer

Phân loại van bướm theo bộ truyền động

Bộ truyền động của van bướm được phân ra làm 2 kiểu chính : là điều khiển trực tiếp bằng tay hoặc thông qua thiết bị – bộ điều khiển tự động. Chúng ta cùng tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này.

Van bướm tay gạt

Là loại van đóng mở van bằng cách sử dụng tay gạt theo góc một phần tư. Chủ yếu dùng với loại đường ống có đường kính không vượt quá 250mm và chịu áp lực nhỏ. Trên tay gạt được chia thành các nấc để dễ điều chỉnh và cố định vị trí điều tiết lưu lượng lưu chất.

Người dùng trực tiếp điều khiển các góc đóng mở của đĩa van bướm thông qua tay gạt (dạng mỏ vịt). Giúp thực hiện các góc đóng mở đĩa bướm. Tuy nhiên vẫn có một số điểm hạn chế của dòng van bướm tay gạt mà chúng tôi đã tổng hợp lại được như:

-Kích thước của van không quá lớn, đa phần là dưới DN250 để đảm bảo đóng mở đĩa van bướm. Vì vậy, bạn sẽ không thể tìm được dòng van này ở các hệ thống đường ống lớn.
-Sau thời gian dài sử dụng, sẽ xảy ra các bất tiện như tình trạng đóng mở khó, do kẹt cũng như rỉ sét.
-Do sử dụng nhân lực để đóng mở, nên thời gian vận hành tương đối lâu, cũng tốn khá nhiều công sức của người điều khiển.

van-buom-tay-gat-wonil

Van bướm tay quay

Van bướm tay quay hoạt động tương tự như tay gạt. Nhưng thay vào tay gạt là phần tay quay được gắn bánh răng vs trục như một hộp số sơ cấp.

Khi tay quay hoạt động trục chuyển động theo vòng tròn, làm đĩa van đóng mở theo ý muốn. Đối với dòng van tay quay ta có thể sử dụng được với loại đường ống có kích thước lớn hơn và chịu được áp lực tốt hơn.

Để có thể đáp ứng được quá trình đóng mở đối cho các hệ thống lớn thì bên trong thiết kế của van bướm có thêm phần bánh răng trợ lực. Công dụng của bánh răng trợ lực này là để giảm thiểu độ ì. Cũng như giảm lực tác động của người điều khiển khí muốn đóng mở van.

Dưới đây là 1 số thương hiệu van bướm tay quay nổi tiếng đáng được sử dụng hiện nay như:

-Van bướm tay quay Samwoo
-Van cánh bướm tay quay Hàn Quốc
-Van đĩa bướm nhựa tay quay
-Van bướm inox tay quay
-Van bướm tay quay thân gang đĩa inox
-Van bướm Wonil Hàn Quốc…

van-buom-tay-quay

Van bướm điều khiển điện

Van bướm điều khiển điện là dòng van cải tiến giúp con người tự động hóa công việc, giảm thiểu sức lực. Thay vì dùng tay gạt hay tay quay tốn sức lực, người ta sử dụng động cơ điện để vận hành van.

Bộ điều khiển điện được kết nối với trục van, khi cấp điện sẽ tạo momen xoắn chuyển động. Làm trục van và đĩa van quay, trực tiếp thực hiện việc đóng mở.

Nó sử dụng điện áp thông dụng 24V, 110V, 220V hoặc 380V để sinh ra lực kéo thực hiện đóng mở đĩa bướm. Với dòng van bướm điện này ta có thể sử dụng trong các hệ thống đường ống công nghiệp, nơi có các đường ống có kích thước lớn, áp lực cao.

Phụ kiện đi kèm có thể là công tắc giám sát hành trình. Công tắc này giúp khi van đóng hoặc mở hoàn toàn, động cơ điện sẽ tắt giúp tiết kiện điện năng. Như vậy, giảm thiểu rủi do, tăng tuổi thọ của động cơ.

Thông tin kỹ thuật của bộ điều khiển điện:

-Tên sản phẩm: thiết bị truyền động điện, bộ điều khiển điện.
-Điện áp sử dụng: 24V, 110V, 220V, 380V.
-Tín hiệu cấp: 0-10V DC, 4-20MA
-Dạng đóng mở: on/off, tuyến tính.
-Thời gian đóng mở: 15-45s
-Tiêu chuẩn an toàn: IP 67, IP 68
-Thương hiệu: Geko valve, KB valve…
-Xuất xứ: Đài Loan, Hàn Quốc…
-Bảo hành: 12 tháng, 1 đổi 1 nếu sản phẩm gặp lỗi do nhà cung cấp.

van-buom-nhua-dieu-khien-dien

Van bướm điều khiển khí nén

Tương tự cách hoạt động của van điều khiển điện, van khí nén dùng khí để tác động các bộ phận bên trong động cơ khí nén. Từ đó, khiến van hoạt động đóng mở một các dễ dàng.

Dòng sản phẩm này hiện nay rất thông dụng trên thị trường. Bởi thiết kế tối giản, nhỏ gọn và dễ dàng sử dụng, bảo trì bảo dưỡng cũng vô cùng đơn giản.

Bên cạnh đó với thời gian đóng mở nhanh chóng, chỉ từ 1-3s sau khi cung cấp khí nén cho bộ điều khiển. Tức là van chỉ mất 1-3s để hoàn thành 1 chu trình đóng hoặc mở đĩa van bướm.

Thông số kỹ thuật bộ điều khiển khí nén:

-Tên sản phẩm: thiết bị truyền động khí nén, bộ điều khiển khí nén.
-Khí nén cung cấp: 3 – 8 bar
-Dạng đóng mở: on/off, tuyến tính.
-Dạng tác động: tác động đơn, tác động kép.
-Thời gian đóng mở: 1-3s
-Tiêu chuẩn bảo vệ: IP 67, IP 68
-Thương hiệu sản xuất: Geko valve, KB valve…
-Xuất xứ: Taiwan, Korea
-Bảo hành: 12 tháng kể từ ngày quý khách nhận được hàng.

van-buom-inox-dieu-khien-khi-nen-geko

Phân loại van bướm theo chất liệu chế tạo

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại van bướm với đủ các chất liệu khác nhau, nhằm tạo điều kiện phù hợp với tất cả các môi trường hoạt động.

Tương ứng với mỗi môi trường làm việc cũng như lưu chất bên trong hệ thống đường ống là khác nhau, sẽ sử dụng các dạng van bướm vật liệu khác nhau.

Van bướm gang

Là loại van phổ biết nhất và có giá rẻ nhất, thường được ứng dụng trong các công trình nước, phòng cháy chữa cháy. Đây là dòng van thông dụng nhất trên thị trường, do có dễ dàng sử dụng. Trong khi giá thành lại rẻ hơn rất nhiều so với các dòng van cánh bướm khác.

Với chất liệu gang van có khả năng chịu nhiệt, chịu áp suất làm việc rất tốt, đáp ứng được rất nhiều các công việc. Ngay cả với môi trường hoạt động khắc nghiệt nhất.

Van được nhập khẩu trực tiếp từ các nước như: Hàn Quốc, Đài Loan, Malaysia, Trung Quốc.

Một số ưu điểm đáng chú ý của van bướm gang:

-Giá thành hợp lí, có thể nói là rẻ nhất trong các loại van bướm làm bằng vật liệu kim loại.
-Độ bền cao, khả năng chịu va đập, chịu áp lực, sức ép lưu chất, áp suất tốt.
-Thân gang cho phép van cách nhiệt tốt.
-Nó có thể chịu được nhiệt độ cao, có thể lên đến 130 độ C hoặc hơn thế.

van-buom-gang

Van bướm thép

Chúng được sử dụng trong các ứng dụng có áp suất và nhiệt độ cao như đường dẫn dầu nóng, hơi nóng bão hòa. Ứng dụng trong việc đóng mở lưu thông dòng lưu chất của hệ thống các lò hơi, máy sấy.

Ngoài ra, nó còn sử dụng trong các đường ống dẫn dầu, truyền tải của các ngành sản xuất, khai thác dầu mỏ, khoáng sản.

Đa phần các dòng van bướm thép được sử dụng với kích thước lớn. Để thích hợp làm việc trong các môi trường lưu chất có áp lực và nhiệt độ cao.

Bên cạnh đó nó có những ưu điểm vượt trội khác như:

-Sự đa dạng về kích thước, mẫu mã, hình thức cũng như kiểu dáng của van bướm.
-Nó dễ dàng vận hành cũng như bảo trì, bảo dưỡng, vệ sinh, lau chùi, xịt rửa thường xuyên.
-Van có lợi thế là khả năng chịu được áp suất, nhiệt độ cực cao.
-Giá thành thuộc tầm trung, không quá cao, phù hợp với nhiều khách hàng ở Việt Nam.

van-buom-thep

Van bướm inox 304, 316 (thép không gỉ)

Do tính chất inox có khả năng chống ăn mòn, chống oxy hóa, có thể làm việc với các dung dịch hóa chất có nồng độ axit, bazo, dung môi hữu cơ có nồng độ loãng.

Van bướm inox được ứng dụng trong các nhà máy, các khu công nghiệp chế biến sản xuất thực phẩm, dược phẩm, đồ uống bia rượu. Ngoài ra van còn được sử dụng rất nhiều cho các nhà máy thủy điện. Hay các nhà máy cấp thoát nước, xử lý nước thải công nghiệp, nông nghiệp, sinh hoạt.

Sản phẩm có những đặc điểm như sau :

-Khả năng chịu ăn mòn tốt, do đó van bướm inox có thể được sử dụng trong môi trường có tính ăn mòn cao. Đáp ứng hầu hết trong các môi trường lưu chất hiện tại.
-Thép không gỉ có độ bền cao, không bị oxi hóa và không bị ảnh hưởng bởi các yếu tố trong môi trường. Ta chắc chắn, nó có thể được sử dụng trong thời gian dài mà không cần bảo trì thường xuyên.
-Van bướm inox được biết đến nhờ đa dạng về kích thước và kiểu dáng: Chúng có thể được sản xuất với nhiều kích thước và kiểu dáng khác nhau. Mục đích để phù hợp với nhiều yêu cầu của khách hàng.
-Thép không gỉ có khả năng chịu được áp lực lớn và nhiệt độ cao. Vậy nên dòng van inox này có thể được sử dụng trong nhiều ứng dụng công nghiệp khác nhau.
-Ưu điểm dễ dàng vận hành và bảo trì nhờ có thiết kế đơn giản, dễ lắp đặt và vận hành nhanh chóng. Nó cũng không yêu cầu nhiều không gian lắp đặt và cho phép bảo trì tiết kiệm chi phí, thời gian.
-Khả năng chống ăn mòn tốt nên hoàn toàn có thể được sử dụng trong môi trường có độ ăn mòn cao. Bao gồm nước thải, hóa chất, xăng dầu, dầu nhớt,…

Tuy nhiên, van bướm làm bằng inox cũng có một số nhược điểm như: giá thành cao hơn so với các loại van bướm khác. Độ cứng của inox cao hơn các vật liệu khác, làm cho van bướm inox dễ gây ra ma sát và tiếng ồn trong quá trình vận hành.

Ngoài ra, van cánh bướm toàn thân inox cũng có khả năng bị ảnh hưởng bởi một số hóa chất mạnh trong môi trường.

van-buom-inox

Van bướm nhựa

Dòng van này được ứng dụng trong các hệ thống đường ống luân chuyển hóa chất. Còn tùy thuộc vào loại hóa chất, nồng độ và nhiệt độ mà chúng ta lựa chọn các loại nhựa khác nhau.

Van còn được sử dụng cho các hệ thống tưới tiêu, trồng trọt, làm các van chặn của hệ thống cấp thoát nước hồ bơi, bể cá.

Dưới đây những lý do thuyết phục chúng ta nên sử dụng van bướm nhựa trong hệ thống:

-Thứ nhất, van bướm nhựa được làm từ các loại nhựa chất lượng cao, có độ bền và độ đàn hồi tốt. Nên giúp cho van có khả năng chống lại ăn mòn, ảnh hưởng của hóa chất, va đập và mài mòn.
-Điểm thứ hai, nó có giá thành thấp hơn so với các loại van đĩa bướm khác. Điều này giúp giảm chi phí đầu tư cho các dự án, công trình xây dựng.
-Điểm cộng thứ ba, chúng không gây ảnh hưởng đến môi trường. Vì van bướm nhựa không chứa kim loại nặng, không độc hại cho nên không ảnh hưởng đến môi trường.
-Thứ tư, van được sử dụng rộng rãi trong các ứng dụng liên quan đến xử lý nước thải, xử lý nước sạch, hồ bơi và các ứng dụng trong ngành công nghiệp thực phẩm.
-Tiếp theo, van bướm làm bằng nhựa chịu được nhiệt độ và áp suất cao. Minh chứng rõ ràng nhất là nó có thể sử dụng trong các ứng dụng công nghiệp khác nhau.
-Cuối cùng, sản phẩm dễ dàng lắp đặt và bảo trì do có thiết kế đơn giản, thuận tiện lắp đặt, vận hành. Đặc biệt, nó cũng không yêu cầu nhiều diện tích không gian lắp đặt nên có thể cài đặt ở bất kỳ vị trí nào trên đường ống. Tuy nhiên vị trí lắp phải đảm bảo tính an toàn cao.

Van bướm nhựa điều khiển điện - ht

Phân loại van bướm theo xuất xứ

Có rất nhiều nước trên thế giới sản xuất van bướm, sau đây là các dòng van thông dụng được nhập khẩu và phân phối nhiều nhất tại nước ta.

Van bướm Trung Quốc

Là dòng thiết bị đóng mở, điều chỉnh lưu chất có mặt nhiều nhất trên thị trường Việt Nam hiện nay. Van đến từ Trung Quốc có đầy đủ các loại van inox, van gang, van nhựa và van thép… Van Trung Quốc có giá cả phải chăng và chất lượng đạt tiêu chuẩn sử dụng an toàn, hiệu quả.

van-buom-dai-loan

Van bướm Hàn Quốc

Đất nước Hàn quốc có rất nhiều thương hiệu nổi tiếng như Jouen, Samwoo, Wonil,… Van bướm sản xuất tại Hàn Quốc có chất lượng tốt cũng như mẫu mã đẹp, đa dạng.

Chính vì điều đó mà van công nghiệp Hàn Quốc nói chung và van bướm Hàn Quốc nói riêng, rất được ưa chuộng. Ta có thể tìm thấy nó trong rất nhiều công trình từ dân dụng đến công nghiệp sản xuất hiện đại, quy mô lớn.

van-buom-han-quoc-kbvalve

Van bướm Malaysia

Cũng là một dòng van rất được ưa chuộng, không thua kém sản phẩm van công nghiệp Hàn Quốc và Trung Quốc, Đài Loam là mấy. Van bướm Malaysia đến từ các thương hiệu đã có tên tuổi như AUT, ARV…

Chúng có chất lượng tốt và giá cả phải chăng, tuy nhiên mẫu mã không được đa dạng như van Hàn Quốc, van bướm Đài Loan.

Van bướm G7

Không có gì có thể bàn cãi về chất lượng cũng như mẫu mã của van đến từ các nước G7. Sản phẩm đã được công nhận về chất lượng trên toàn thế giới. Được sản xuất trên dây chuyền công nghệ hiện đại cũng như quy trình sản xuất nghiêm ngặt.

Van đến từ các nước G7 đã đặt tiêu chuẩn chung cho van bướm trên toàn thế giới. Ưu điểm lớn nhất của nó là có chất lượng, công năng và tuổi thọ rất cao.

Vì vậy, giá thành của van bướm G7 cao hơn rất nhiều so với các dòng van đến từ các nước khác là điều dễ hiểu. Nhưng nếu xem xét chi phí bảo hành và thay thế thì giá tiền của van là hoàn toàn xứng đáng.

Ưu nhược điểm của van bướm

Để so sánh van bướm với các dòng van công nghiệp hiện nay. Ta rút ra được những ưu điểm và hạn chế cụ thể như sau :

Ưu điểm của van bướm

-Van bướm có thiết kế tỉ mỉ, cân đối, cho phép hoạt động tốt ở nhiều ứng dụng.
-Nó có giá cả phải chăng được cấu tạo bao gồm các bộ phận nhỏ hơn giúp bảo trì tiết kiệm kinh tế cho khách hàng và thuận tiện để sửa chữa.
-Thân van kết nối với ống dẫn lưu chất dạng wafer. Góp phần làm cho nó thích hợp với ngân sách. Tương đương với giá ban đầu của van cộng với chi phí lắp đặt liên quan.
-Nó có thể vận chuyển, luân chuyển bùn sệt, với một lượng chất lỏng không đáng kể trong cửa xả đường ống.
-Van bướm đạt hiệu quả tốt nhất ở điều kiện áp suất thấp, cho phép điều khiển mở và đóng van dễ dàng.
-Đĩa bướm của nó có trọng lượng nhẹ khi so sánh với một quả bóng bi ở van bi có cùng đường kính danh nghĩa (DN).
-Van bướm có thời gian đóng mở nhanh hơn các dòng van công nghiệp khác rất nhiều.

Nhược điểm của van cánh bướm

-Đĩa van có tiết diện lớn, phải đối mặt với dòng chảy thường xuyên, ngay cả khi mở hoàn toàn. Do đó, nó không phù hợp với chức năng điều tiết lưu chất thường xuyên. Sẽ gây mài mòn, hoặc xảy ra tình trạng cong, vênh đĩa bướm khi van hoạt động tại hệ thống áp lực cao.
-Điều tiết bằng cách sử dụng van bướm được giới hạn trong các hệ thống giảm áp suất thấp.
-Nó có thể xâm thực và dòng chảy bị nghẽn, là một lo lắng khi van bướm thực hiện.

Một số ứng dụng của van bướm

Những ứng dụng quan trọng của van bướm không thể bỏ qua gồm :

-Van bướm được sử dụng rộng rãi trong các hệ thống ô tô. Theo đó, nó có nhiệm vụ để điều chỉnh lưu lượng khí vào động cơ của xe. Van có thể mở và đóng một phần để kiểm soát lượng không khí lưu thông qua.
-Việc áp dụng van bướm trong ống chữa cháy được biết đến nhiều nhất nhờ vào phương tiện tiết lưu dễ dàng và giới hạn áp suất đầy đủ. Chúng cũng được sử dụng trong các dịch vụ ăn mòn và mài mòn.
-Van ứng dụng phổ biến trong các cơ sở nước và hơi nước áp suất cao đòi hỏi nhiệt độ cao. Bên cạnh đó, dịch vụ hút bụi, làm mát và tuần hoàn nước cũng cần có van bướm.
-Bên cạnh đó, một số loại còn được tin dùng trong các ngành công nghiệp dầu khí, hóa dầu, năng lượng, hóa chất và hàng hải. Van cũng có thể được cài đặt làm việc cho hệ thống bật tắt hoặc dịch vụ điều chế lưu chất.

Sự phổ biến rộng rãi của van bướm trong các ứng dụng công nghiệp có thể được ghi nhận một nửa vào các thuộc tính của nó. Như chức năng quay vòng quý, tắt chặn, mở cửa. Hơn nữa, các vật liệu thành phần và thiết kế mới nhất, đã tăng cường sử dụng nó trong các hệ thống chất lỏng đặc biệt hơn.

ung-dung-van-buom

Cách lắp đặt và bảo trì van bướm

Sau đây là các bước hướng dẫn lắp đặt và bảo trì van bướm được áp dụng nhiều nhất.

Hướng dẫn lắp đặt van bướm

Để lắp đặt một van bướm hoàn chỉnh, chúng ta cần thực hiện theo các bước như sau:

Bước thứ nhất

-Lắp cần gạt (đối với van vận hành bằng tay) hoặc bánh xe – vô lăng tay (đối với van vận hành bánh răng).

-Sử dụng đòn bẩy hoặc tay quay, xoay (theo chiều kim đồng hồ) để đảm bảo van ở vị trí đóng hoàn toàn. Đĩa phải được xếp song song với các đầu.

-Nếu đĩa van không thẳng hàng song song với các đầu. Đối với kiểu đòn bẩy – nới lỏng tấm trên cùng một chút (bằng cách nới lỏng 2 bu lông). Rồi xoay cần theo chiều kim đồng hồ cho đến khi đĩa được đặt ở giữa & song song với đầu, tiếp theo siết lại tấm trên cùng.

-Đối với van vận hành bánh răng, điều chỉnh các hạt hex ở bên cạnh hộp số. Mở và đóng hoàn toàn đĩa nhiều lần để đảm bảo hoạt động đúng. Nếu căn chỉnh lại là cần thiết, lặp lại.

Bước thứ hai

-Tiến hành lắp đặt van vào hệ thống đường ống. Lưu ý rằng các van kiểu wafer thì thân van được kẹp giữa các mặt bích và được lắp đặt bằng các đinh tán có ren hoàn chỉnh. Trong khi các van kết nối với đường ống kiểu lug thì được lắp đặt giữa các mặt bích với các vít nắp nhỏ ở đầu vào và đầu ra của van.

-Đảm bảo rằng các mặt bích ống sạch sẽ khỏi mọi tạp chất, vật liệu lạ như vảy, phôi kim loại hoặc xỉ hàn.

-Với đĩa bướm ở vị trí đóng, cẩn thận chèn giữa các mặt bích, xếp hàng và trung tâm. Lưu ý rằng việc định tâm chính xác giữa các đầu ống ngược dòng và hạ lưu là điều cần thiết. Nó đảm bảo an toàn để vận hành không gặp sự cố bất ngờ.

-Kiểm tra, xác minh rằng van được đặt ở giữa các mặt bích an toàn. Bằng các bu lông mặt bích siết chặt bằng tay, lưu ý lực vừa phải, tránh biến dạng đĩa van.

Bước thứ ba

-Mở van từ từ đến vị trí mở hoàn toàn để đảm bảo chuyển động của đĩa không bị cản trở. Và không có tiếp xúc với mặt bích đường ống.

-Lưu ý rằng kẹt đĩa có thể xảy ra khi các van được lắp đặt trong đường ống có đường kính nhỏ hơn bình thường bên trong. Ví dụ, trong trường hợp ống tường nặng, ống lót nhựa, mặt bích đúc hoặc giảm mặt bích.

-Van có thể bị mắc kẹt do các loại vật chất, biện pháp khắc phục phù hợp phải được thực hiện để loại bỏ các vật cản này.

-Van nên được trang bị thêm bị thêm các lớp lót, miếng đệm ở thân van và giữa các vị trí kết nối.

Bước thứ tư

Sau khi vận hành đúng được xác định chính xác, các bu lông mặt bích sau đó phải được siết chặt. Bạn có thể sử dụng mô hình bắt nối tương tự ngôi sao hoặc chéo để tải đều các bu lông. Sao cho quá trình lắp đặt mặt bích được cân bằng, không chênh vẹo, lệch lạc, không gây mất cân bằng.

Kiểm tra áp suất đường ống đến van và kiểm tra rò rỉ. Nếu quan sát rò rỉ, siết chặt bu lông bằng cách sử dụng mô hình chéo, tăng mô-men xoắn cho đến khi dừng rò rỉ.

Lưu ý rằng đề nghị được thực hiện mà không có bảo hành. Trình tự cài đặt phải xác minh bu lông cường độ phù hợp cho các ứng dụng. Bu lông nên sạch, mới và không bôi trơn. Bạn cũng có thể dùng bu lông cũ nhưng vẫn đảm bảo các yêu cầu chắc chắn, an toàn.

Cách bảo trì van bướm

Kiểm tra (và điều chỉnh nếu cần) để chắc chắn rằng van có hoạt động tốt ở vị trí đóng hoàn toàn và mở hoàn toàn không.

Trực quan kiểm tra van và xung quanh van bằng mắt thường xem có dấu hiệu rò rỉ nào không.

Trực quan kiểm tra bu lông, đường ống, hệ thống dây điện và bất kỳ thiết bị liên quan nào khác. Nhằm để tìm các vấn đề có thể cản trở hoạt động như vị trí nối bị nới lỏng hoặc ăn mòn.

Sử dụng dầu bôi trơn vào các phần ốc vít, các đai ốc, các khớp nối hay di chuyển. Bôi trơn phần trục quay có tác dụng giúp van vận hành được tốt nhất. Tránh việc mặc kẹt, khó vận hành hoặc tốn sức lực nếu điều khiển van đóng mở bằng tay thủ công.

Địa chỉ cung cấp van bướm uy tín chất lượng nhất Hà Nội

Hiện nay công ty TNHH TM & XNK HT Việt Nam là đơn vị chuyên phân phối – cung cấp các dòng van bướm. Gồm van bướm điều khiển tự động hoặc truyền thống, với chất lượng và giá thành ưu đãi nhất trên thị trường.

Kho hàng chúng tôi có đầy đủ các loại size số, mẫu mã, chất liệu van phù hợp lắp đặt cho tất cả các hệ thống đường ống. Tương ứng với các dòng chảy lưu chất có tính chất lý hóa khác nhau.

Hàng nhập khẩu chính ngạch hải quan với đầy đủ các loại giấy tờ như: CO, CQ, Catalogue,… Đã được kiểm tra chất lượng kĩ càng trước khi đến tay người tiêu dùng.

Ngoài ra những sản phẩm phân phối bởi đều có chính sách bảo hành lên đến 12 tháng để từ ngày xuất kho giúp khách hàng an tâm khi sử dụng thiết bị.

Mọi thắc mắc của khách hàng xin gửi yêu cầu đến số Hotline hoặc Email để được hỗ trợ, giải đáp tận tình! Cảm ơn các bạn đã theo dõi và lắng nghe thông tin chúng tôi cung cấp!

Các tìm kiếm liên quan

Giá van bướm tay gạt inox

Giá van bướm tại XNK HT Việt Nam

van-buom-ht

×

×