So sánh van cầu và van cổng

Cập nhật lần cuối ngày: 01/08/2023

So sánh van cầu và van cổng là một cách giúp ta phân biệt hai loại van này với nhau. Nếu không phải là người tiếp xúc hay am hiểu về van, thì thực sự khó có thể biết đâu là van cổng, đâu là van cầu. Nhất là nhìn van cầu bầu và van cổng thì cơ bản khá giống nhau về hình thức.

Do đó, bài viết ” so sánh van cầu và van cổng” này, sẽ giúp bạn chỉ ra được những điểm giống và khác nhau giữa chúng. Giúp bạn không còn cảm thấy băn khoăn khi đưa ra quyết định nên chọn dòng van nào để lắp đặt cho hệ thống.

So sánh van cầu và van cổng

Tìm hiểu chung về van cầu và van cổng

Van cầu và van cổng là các loại van có chức năng đóng mở lưu chất bên trong đường ống tại hệ thống. Tuy nhiên, về cấu tạo, nguyên lý làm việc, chức năng, tính năng giữa chúng là khác nhau.

Để biết chính xác hơn về từng loại van, mời bạn cùng tôi tìm hiểu van cầu là gì, van cổng là gì nhé!

Xem thêm : Rọ bơm là gì

Giới thiệu van cầu là gì

1.Định nghĩa van cầu

Van cầu hay còn được gọi là van điều tiết, nó được biết đến là dòng van công nghiệp có khả năng điều tiết lưu lượng dòng chảy tuyệt vời. Nhờ thiết kế cửa van nằm ngang, song song với hướng chuyển động của lưu chất, giúp hạn chế tối đa sức ép của dòng chảy dồn lên đĩa van.

2.Phân loại van cầu

Van cầu được chia ra thành nhiều loại, mỗi loại đều có thiết kế và khả năng làm việc khác nhau, nhưng cơ bản chức năng chính vẫn là điều tiết. Van cầu gồm 4 loại chính là :

  • Van chữ ngã (dạng Tee), trục van vuông góc với chiều dòng chảy.
  • Van cầu bầu : Cấu tạo giống van chữ ngã, hình dáng bên ngoài thì có hình bầu. Đây là loại van dễ bị lầm lẫn với van cổng nhất.
  • Van cầu vuông góc ( dạng Angle) : Có đầu ra và đầu vào của van vuông góc với nhau, dòng chảy lưu chất sẽ bị bẻ vuông góc khi đi qua cửa van này.
  • Van cầu dạng Wye, hình thức ben ngoài khá giống chữ Y dài. Nó có đặc điểm bên ngoài như vậy là do thiết kế trục van nằm nghiêng 45 độ so với chiều dòng chảy.

Ngoài ra, 4 loại van này còn kết hợp với nhiều bộ phận – thiết bị điều khiển khác nhau như tay quay, bộ điều khiển điện, bộ điều khiển khí nén. Van cầu có khả năng làm kín cao hơn các dòng van công nghiệp khác, nên nó được ưu tiên sử dụng trong các môi trường yêu cầu làm kín tốt. Ví dụ như hơi, hơi nóng, khí,… đó là lý do tại sao nó còn được gọi bằng van hơi, van cầu hơi.

3.Thông số kỹ thuật chung của van cầu

  • Kích thước van: DN15 đến DN400
  • Chất liệu thân : Inox, đồng, gang, thép…
  • Trục van : Inox 304
  • Gioăng làm kín : cao su tổng hợp PTFE, EPDM,…
  • Sơn phủ : Epoxy chống ăn mòn, bền màu, chống thấm ngược.
  • Kết nối đường ống: Lắp bích, lắp ren
  • Tiêu chuẩn mặt bích sử dụng: DIN, JIS, BS…
  • Áp lực làm việc: PN10, PN16, PN25, PN63.
  • Nhiệt độ làm việc: Max 450 độ c ( ở khí, hơi nóng)
  • Môi trường sử dụng: Hơi nóng, khí nén, nước, hóa chất,…
  • Xuất xứ: Nhật bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Trung Quốc.
  • Bảo hành: 12 tháng

4.Ưu điểm van cầu

  • Nó được biết đến là dòng van có khả năng điều tiết số 1 hiện nay, thậm chí nó còn thực hiện nhiệm vụ điều tiết tốt hơn cả van bi.
  • Khả năng làm kín của van luôn được đánh giá cao, nhất là khi sử dụng trong các đường ống chứa lưu chất dễ bị rò như khí, hơi,…
  • Chúng đa dạng về kiểu dáng, chất liệu, model,… nên đáp ứng tốt trong mọi hệ thống đường ống phục vụ mọi lĩnh vực hiện nay.
  • Thiết kế đa dạng về kiểu điều khiển, phong phú về cách kết nối – lắp đặt với hệ thống.Giúp mang đến sự thuận tiện trong việc sử dụng, cài đặt và bảo dưỡng hoặc thay thế van.

5.Nhược điểm van cầu hơi : giá thành cao avf trọng lượng nặng hơn các loại van khác có cùng kích thước. Tiêu biểu nhất và van bướm, van một chiều, lọc y,…

van-cau-la-gi

Mô tả van cổng là gì

1.Khái niệm van cổng

Van cổng hay còn được gọi là chặn, van cửa, van hai chiều,… Nó được dùng chủ yếu với nhiệm vụ đóng mở đường ống thông thường. Ngoài ra, cũng có thể sử dụng với khả năng điều tiết nhưng rất hiếm và chỉ đáp ứng được trong các hệ thống áp lực thấp.

Van cổng nổi bật nhất là thiết kế cửa van hoạt động lên xuống, tương tự như cách cửa cuốn của bạn đóng vào và mở ra. Nó không đóng mở van bằng cách xoay như van bướm hay van bi.

2.Ưu điểm van cửa

  • Van cổng là dòng van công nghiệp có thể sử dụng cho môi trường làm việc chất rắn dạng hạt, sệt và có độ nhớt lớn – đây là điều mà rất nhiều loại van khác không thể làm được.
  • Van có thể đóng hoàn toàn và mở hoàn toàn mà không gây sock áp hay rung lắc đường ống. Là vì hành trình đóng mở của van diễn ra chậm, nên sẽ đảm bảo an toàn cho hệ thống tốt hơn.
  • Van đóng mở bằng nhiều cách khác nhau, có thể sử dụng phương pháp thủ công bằng tay quay hoặc sử dụng thiết bị hỗ trợ điều khiển là động cơ điện hay bộ truyền động khí nén.
  • Nó có kích thước khá lớn, tuy nhiên với các kích thước tương đối lớn thì ta vẫn có thể áp dụng điều khiển bằng tay quay. Nhờ thiết kế ren ở trục van nên đóng mở không cần dùng lực quá nhiều.
  • Van có thể kết nối với đường ống ở cả kiểu nối ren (với đường ống có kích thước nhỏ) và nối mặt bích (với đường ống có kích thước lớn).

3.Nhược điểm van chặn : khả năng điều tiết của van bị hạn chế rất nhiều so với van cầu. Nếu bạn dùng van này để điều tiết thường xuyên thì nguy cơ cao cửa van bị mài mòn rất nhanh.

4.Thông số kỹ thuật chung của van chặn

  • Dải kích cỡ van: DN15 – DN1000
  • Chất liệu sx thân : Gang, gang dẻo, Inox 304, 316, nhựa
  • Tiêu chuẩn mặt bích lắp đặt : JIS, DIN, ANSI, BS
  • Áp lực làm việc thực tế: PN10, PN16, PN25
  • Nhiệt độ làm việc: -10C – 180C
  • Gioăng làm kín – đệm van: Cao su NBR, EPDM
  • Cửa van: Cửa làm bằng thép hợp kim, bọc cao su
  • Trục van: thép hợp kim không gỉ (inox)
  • Môi trường làm việc : Nước, nước lẫn bùn đất, chất rắn, chất rắn dạng hạt, sệt và có độ nhớt cao…
  • Xuất xứ: Hàn Quốc, Đài Loan, Malaysia, Trung Quốc
  • Bảo Hành: 12 tháng 1 đổi 1 nếu sản phẩm gặp lỗi đến từ nhà sản xuất.

5.Ứng dụng van cổng

Trong thực tế, van cổng được sử dụng phổ biến trong nhiều dự án, công trình, nhà máy thậm chí là trong hộ gia đình. Sau đây, là một số ứng dụng nổi bật của van chặn – van cửa :

  • Hệ thống công nghiệp dầu khí, hóa chất, dầu mỏ, khai thác than đá,…
  • Nhà máy điện, xử lý nước thải, cấp thoát nước thành phố, khu công nghiệp.
  • Nhà máy nhiệt điện, thủy điện như Hòa Bình, Sơn La,…
  • Hệ thống PCCC ở chung cư, nhà cao tầng, trung tâm thương mại,…
  • Ngành công nghiệp hàng hải, vận chuyển hàng hóa trên biển, phục vụ giao thương thương mại.
  • Ngành công nghiệp ô tô, công nghiệp vận tải, sản xuất xe cơ giới,…

van-cong-la-gi

So sánh van cầu và van cổng

Để có thể so sánh, phân biệt về van cầu và van cổng một cách khách quan, chính xác nhất. Ta sẽ căn cứ dựa trên các điểm giống và khác nhau của hai loại van này.

Các điểm giống nhau của van cầu và van chặn

Hai loại van này đều có các điểm chung sau đây :

  • Đều được gọi với cái tên chung là van công nghiệp.
  • Có nguồn gốc, xuất xứ đến từ nước ngoài, như Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan.
  • Có trọng lượng nặng, thiết kế thân van cho đến từng bộ phận, từng chi tiết đều rất chắc chắn, tỉ mỉ.
  • Có độ bền cơ học cao, chịu được áp suất cùng với nhiệt độ làm việc cao.
  • Có thể điều khiển van bằng tay quay, nguồn điện, năng lượng khí nén.
  • Chúng đạt đầy đủ các tiêu chuẩn về chất lượng, độ an toàn và hiệu suất làm việc trong thực tế tốt.

van cong

Phân biệt van cầu và van cổng khác nhau

Để có thể so sánh và tìm ra sự khác nhau giữa van cổng và van cầu đều cần dựa trên các căn cứ cụ thể như : Cấu tạo, nguyên lý hoạt động, công dụng, giá thành,… của chúng.

1.Khả năng di chuyển trong đường ống, hướng dòng chảy

  • Van cổng : cho phép lưu chất di chuyển qua cả hai hướng, vì vậy nó còn được gọi là van cửa 2 chiều.
  • Van cầu : Chỉ đóng mở, điều tiết lưu chất theo một hướng duy nhất mà không thể làm nhiệm vụ tương tự với hướng ngược lại. Cho nên, bạn hãy để ý hướng mũi tên trên van để lắp đặt sao cho đúng hướng, tránh lắp ngược, van sẽ không thể làm việc.

2.Cấu tạo

Van cổng

Van cầu

  • Thân van : Toàn bộ được làm từ vật liệu inox, thép, gang, đồng, nhựa,…
  • Trục van – ty van : Là nơi kết nối bộ phận điều chỉnh với cửa van. Nó được chế tạo từ inox 304 hoặc thép chịu nhiệt, nhưng để đảm bảo nên nhà sản xuất đa phần chọn inox để làm trục van.
  • Cửa van : Được gắn trục tiếp với trục, có công dụng đóng ngắt hoặc mở để lưu chất hoạt động, di chuyển.
  • Nắp van chặn : là phần có tác dụng đậy kín thân van.
  • Gioăng làm kín van thường được làm bằng cao su PTFE.
  • Phần điều khiển : Đa số dùng tay quay hoặc mô tơ điện để điều chỉnh, với bộ điều khiển khí nén đa số dùng ở van cổng dao.
  • Thân van : chứa tất cả các chi tiết của van và gắn kết chung thành một thể thống nhất. Phần thân thường làm từ gang, thép, inox,… được phủ sơn epoxy ở bên ngoài.
  • Nắp van, bệ van : Nằm trên thân van, có tác dụng đỡ van, giữ van cố định và tránh bụi bẩn, tạp chất bên ngoài bay vào trong thân van. Đồng thời, nó giúp cho các bộ phận bên trong thân van không bị tác động bởi các yếu tố bên ngoài.
  •  Đĩa van : thường làm bằng inox, có hình dáng giống với nút chai hoặc hình côn. Đĩa van là bộ phận trực tiếp thực hiện đóng mở lưu chất khi đi qua van.
  • Bộ phận điều khiển : có thể là tay quay, bộ động cơ điện, bộ điều khiển khí nén.
  • Trục van : Làm từ inox 304, giúp liên kết đĩa van với bộ phận điều khiển.
  • Gioăng cao su tổng hợp : có chức năng làm kín khi van đóng, và giảm ma sát sự mài mòn khi thiết bị hoạt động.

3.Nguyên lý làm việc

Van chặn

van cầu

Ta tiến hành xoay vô lăng hoặc sử dụng mô tơ điện để điều khiển ty van quay theo chiều kim đồng hồ. Khi đó, phần trục van kết nối với đĩa van sẽ đẩy cửa chặn xuống. Đây là cơ chế đóng van.

Ngược lại, nếu ta thực hiện quay vô lăng ngược chiều kim đồng hồ thì trục van kéo đĩa van lên trên để cơ cấu làm mở cửa chặn lưu chất.

Cửa van chặn được gia công bằng phẳng, đóng mở bằng cách lên xuống, cộng với thiết kế nằm vuông góc với dòng chảy lưu chất.

Điều này gây ra bất lợi khi van phải hoạt động dưới dòng chảy có áp suất cao thì tốc độ mài mòn của van càng nhanh. Nếu van cửa van bộ phận gioăng làm kín bị mài mòn thì chúng sẽ không đảm bảo được tác dụng và hiệu quả làm việc vốn có.

Do đó, nhà sản xuất dành lời khuyên cho khách hàng sử dụng van chặn là không nên dùng nó trong các ứng dụng điều tiết dòng chảy.

Khi ta điều khiển tay quay vô lăng, làm đĩa van di chuyển khỏi vách ngăn. Khiến đĩa van, trục van bị nâng lên, cho phép lưu chất đi qua khoảng trống trên vách ngăn. Từ đó, điều khiển đĩa van mở.

Muốn đĩa van mở ta thao tác bằng cách xoay vô lăng ngược chiều kim đồng hồ. Muốn đóng van ta xoay vô lăng theo hướng ngược lại (cùng chiều kim đồng hồ).

4. Kích thước

  • Van cầu có dải kích thước nhỏ hơn so với van cửa, dải size của nó trong khoảng từ DN15 – DN400.
  • Van chặn có dải kích thước lớn hơn, dải size của nó trong khoảng từ DN15 – DN1200, thậm chí lên đến DN2000. Nhưng với các kích thước lớn cần đặt riêng với nhà cung cấp vì không có sẵn.

5.Công dụng

  • Van hơi : được dùng chủ yếu với chức năng điều tiết lưu chất, theo như thực tế kiểm chúng thì nó là loại van cho hiệu quả điều tiết tốt nhất.
  • Van cửa : Đóng mở lưu chất hoàn toàn, nó hầu như 99% được dùng với mục đích đóng mở đường ống đơn thuần.

6.Giá thành : Nếu so van điều điều với van chặn có cùng kích thước, vật liệu chế tạo, xuất xứ thì van điều tiết có giá thành cao hơi có giá thành cao hơn van chặn.

7.Điều kiện môi trường, nhiệt độ, áp lực làm việc

  • Van điều tiết : làm việc trong môi trường chủ yếu là dạng khí nén, khí gas, các loại khí dùng trong công nghiệp, hơi nóng, hơi dầu nóng,… Và khả năng thích nghi với hệ thống có áp lực làm việc lớn cũng được đánh giá cao.
  • Van chặn : Chủ yếu dùng trong môi trường nước, môi trường chất rắn sệt,… ít dùng hơn trong lưu chất dạng khí và hơi. Khả năng thích nghi trong môi trường có nhiệt độ và áp suất cao cũng thấp hơn so với van hơi điều tiết.

8.Độ kín : Xét về độ kín thì van hơi được nhận xét là đảm bảo độ kín tốt hơn rất nhiều nếu so sánh với van cửa.

9.Tuổi thọ : Cả hai loại này đều được đánh giá là có độ bền cao. Tuy nhiên, nếu cùng sử dụng chúng trong một môi trường với điều kiện lý tưởng, đúng mục đích và tuân thủ các phương pháp bảo trì hợp lý thì có lẽ tuổi thọ của van cửa sẽ duy trì lâu hơn.

phan-biet-van-cau-va-van-cong

Nên dùng van cầu ở đâu

Như đã tìm hiểu sản phẩm ở trên, van hơi – van điều tiết này phù hợp với các ứng dụng trong thực tế như :

  • Chuyên dùng cho các hệ thống có nhiệt độ và áp suất cao, tiêu biểu là : các ứng dụng liên quan đến nhiệt điện, điện hạt nhân, hơi nóng, dầu nóng…
  • Được lắp đặt tại các hệ thống đường ống mà tại đường ống cài đặt không yêu cầu đến sức cản của dòng chảy và áp lực lưu lượng giảm. Tức là nó dùng ở các hệ thống mà yêu cầu giữ nguyên áp suất không được đặt lên hàng đầu.
  • Ứng dụng tại các vị trí ống có yêu cầu về độ chính xác trong việc điều tiết lưu lượng đầu ra là rất cao.
  • Tại các hệ thống có thông số kỹ thuật áp suất – áp lực phù hợp, ta cũng có thể dùng van hơi với chức năng tương tự – thay thế cho van giảm áp.
  • Ngoài ra, van cầu cũng là sự lựa chọn hợp lý cho các ứng dụng liên quan đến hệ thống đường ống lò hơi, nồi hơi, hệ thống cấp nước, thực phẩm, hóa học, thoát nước…

Nói chung, nó vô cùng thích hợp với các ứng dụng điêu tiết, cần có độ kín, an toàn cao.

nen-dung-van-cau-o-dau

Nên dùng van cổng ở điều kiện nào

Trong thực tế van cổng được xem là dòng van có tính ứng dụng rất cao. Vậy tại sao nó lại được tin dùng đến như vậy và nó được dùng ở đâu, trong môi trường với điều kiện làm việc như thế nào?

Thứ nhất, thiết bị van này có tính chịu lực tốt, đặc biệt là trong môi trường khắc nghiệt, nhất là trong môi trường công nghiệp như sản xuất, cấp, xử lý nước, thuỷ điện, dầu khí,.. Cũng như chịu được nhiều loại lưu chất khác nhau, chẳng hạn: xăng, dầu, nước thải,..

Chúng phổ biến rộng nhất trong :hệ thống máy bơm, trong ngành dầu khí, vận tải hàng hải, trong xử lý nước thải, chế biến thực phẩm, trong hệ thống cấp nước các khu vực như toà nhà, chung cư, khu vực nông thôn, thành thị, thành phố,..

nen-dung-van-cong-o-dieu-kien-nao

Nơi cung cấp van cầu và van cổng chính hãng, giá tốt

Bài viết trên đã chia sẻ những thông tin hữu ích liên quan đến van cầu (van hơi, van điều tiết, van hơi nóng) và van cổng (van chặn, van cửa). Hi vọng, qua bài chia sẻ này đã cung cấp thêm cho quý vị những kiến thức để có thể so sánh van cầu và van cổng.

Nếu còn câu hỏi, vấn đề thắc mắc gì xoay quanh hai dòng van này, bạn vui lòng để lại bình luận bên dưới bài viết hoặc trực tiếp liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ thêm.

Ngoài ra, nếu bạn đang có nhu cầu tìm mua hay tìm hiểu về giá bán của 2 loại sản phẩm van. Hãy liên hệ trực tiếp với Công ty TNHH TM & XNK HT Việt Nam của chúng tôi qua số Hotline hiển thị tại Website để gặp nhân viên tư vấn, bán hàng của công ty.

Rất mong được gặp gỡ và trở thành người bạn đồng hành của quý khách hàng trong thời gian tới. Xin trân trọng cảm ơn!

noi-cung-cap-van-cau-va-van-cong-chinh-hang-gia-tot

Các tìm kiếm liên quan

Tìm hiểu về van bi điều khiển khí nén

So sánh van cổng và van cầu

So sánh van cầu với van cổng

Nhận xét {đánh giá}

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

×

×