Cập nhật lần cuối ngày: 01/08/2023
Van bướm điều khiển bằng khí nén hiện đang là một dòng van công nghiệp điều khiển bằng tự động hóa được lắp đặt sử dụng khá phổ biến trên thị trường với khả năng đóng mở điều tiết dòng chảy rất tốt. Vậy van bướm điều khiển bằng khí nén là gì? Cấu tạo và nguyên lý động ra sao? Van bướm điều khiển bằng khí nén có những đặc điểm nổi bật gì? Mời các bạn cùng tham khảo qua bài viết dưới đây nhé.
Tìm hiểu van bướm điều khiển bằng khí nén là gì
Van bướm điều khiển bằng khí nén còn được gọi là van bướm điều khiển khí nén, van điều khiển khí nén hay Pneumatic Control Butterfly Valve. Đối với từng khu vực hoạt động hay trong từng hệ thống làm việc khác nhau thì dòng van này sẽ được người vận hành gọi với những cái tên là khác nhau.
Nói chung thì đây là một dòng van bướm được thay thế toàn bộ những kiểu điều khiển bằng cơ tay thông thường như tay gạt, tay quay bằng một bộ điều khiển bằng tự động hóa đó là bộ điều khiển khí nén. Với bộ điều khiển này giúp cho người vận hành có thể dễ dàng điều khiển đóng mở các loại van bướm từ size bé đến size to mà không cần tiêu tốn bất kỳ chút sức lực nào.
Hiện nay, van bướm điều khiển bằng khí nén có thể hoạt động được dưới dạng 2 hình thức hoạt động đó là điều khiển dạng ON/OFF và điều khiển dạng tuyến tính. Tuy nhiên, đối với dòng van bướm điều khiển bằng khí nén tuyến tính, chúng ta thường phải lắp thêm bộ tuyến tính ( Positioner ) gây ảnh hưởng đến chi phí lắp đặt của người sử dụng. Do đó, van bướm điều khiển dạng ON/OFF đang là dạng hoạt động được sử dụng ưa chuộng nhất trên thị trường hiện nay.
Hình ảnh thực tế van bướm điều khiển bằng khí nén tại kho XNK HT Việt Nam
Hình ảnh thực tế van bướm điều khiển bằng khí nén là gì? Đây là một loại dữ liệu vô cùng quan trọng đối với các khách hàng, các nhà đầu tư hay các chủ thầu đang đi tìm kiếm một sản phẩm phù hợp nào đó. Do đó, thông qua hình ảnh thực tế này có thể giúp cho các khách hàng nhận biết được hình dạng, màu sắc cũng như chất liệu của sản phẩm tại nhà cung cấp mà các khách hàng đã lựa chọn.
Dưới đây là hình ảnh thực tế van bướm điều khiển bằng khí nén được chụp bởi nhân viên kỹ thuật của Công ty XNK HT Việt Nam chúng tôi. Hình ảnh này là hình ảnh van bướm gang được sản xuất từ thương hiệu Samwoo – Hàn Quốc và được sử dụng bộ điều khiển khí nén có thương hiệu Geko – Đài Loan. Mời các bạn cùng tham khảo nhé.
Thông số kỹ thuật van bướm điều khiển bằng khí nén
Sau đây, chúng ta sẽ cùng nhau đi tìm hiểu về một vài thông số kỹ thuật cơ bản của dòng van bướm điều khiển bằng khí nén này. Mời quý vị và các bạn cùng tham khảo.
- Kích thước van: DN50, DN65, DN80, DN100, DN125, DN150, DN200, DN250, DN300, DN350, DN400,….
- Chất liệu chế tạo van: Gang, inox, nhựa, thép.
- Chất liệu trục van: Thép không gỉ.
- Chất liệu gioăng làm kín: Cao su EPDM, PTFE.
- Kiểu lắp đặt: Wafer, Lug và kết nối mặt bích.
- Kích thước bộ điều khiển khí nén: GK052, GK063, GK075, GK083, GK092, GK105, GK125,….
- Chất liệu bộ điều khiển khí nén: Hợp kim nhôm.
- Áp suất khí nén cấp vào: 3 – 8 bar.
- Cổng cấp khí nén: Chân ren 1/4″.
- Nhiệt độ làm việc: 0 ~ 180 độ C.
- Áp lực làm việc: PN10, PN16, PN25.
- Môi trường làm việc: Nước sạch, nước thải, hóa chất, dung dịch,….
- Thương hiệu sản xuất: Geko, Samwoo, KB Valve, Wonil, AUT,…
- Xuất xứ: Đài Loan, Hàn Quốc, Malaysia,….
- Bảo hành: 12 tháng.
Lý do nên sử dụng bộ điều khiển bằng khí nén cho van bướm
Bộ điều khiển khí nén được coi là một trong những bộ điều khiển tự bằng tự động hóa được sử dụng nhiều bậc nhất trên thị trường hiện nay. Với khả năng nhận và xả khí nén để điều khiển các hoạt động đóng mở của van bướm thay cho việc điều khiển bằng cơ tay thông thường. Nên khi chúng ta sử dụng bộ điều khiển bằng khí nén cho van bướm, chúng ta sẽ nhận được rất nhiều lợi ích mà nó đem lại, chẳng hạn như:
- Khả năng điều khiển đóng mở bằng tự động hóa giúp cho người vận hành không cần phải tiêu tốn bất kỳ một sức lực nào cho việc điều khiển đóng mở van như điều khiển bằng tay gạt, tay quay thông thường.
- Quá trình đóng mở nhanh, chỉ mất từ 1 đến 3 giây cho một chu trình đóng hoặc mở van.
- Bộ điều khiển khí nén được sản xuất với đa dạng model khác nhau, phù hợp với hầu hết mọi loại van bướm trên thị trường với các kích thước lớn nhỏ khác nhau. Từ đó giúp cho dòng van bướm điều khiển bằng khí nén này có khả năng lắp đặt sử dụng được trong nhiều hệ thống đường ống lớn nhỏ hiện nay trên thị trường.
- Có thể sử dụng bộ điều khiển khí nén với 2 dạng hoạt động như: ON/OFF ( Đối với hệ thống yêu cầu đóng mở hoàn toàn ) và tuyến tính ( Đối với hệ thống yêu cầu điều tiết dòng chảy ).
- Đối với dạng điều khiển ON/OFF chúng ta có thể sử dụng 2 dạng tác động chính đó là dạng tác động đơn và dạng tác động kép.
- Sử dụng bộ điều khiển khí nén giúp người vận hánh có thể điều khiển đóng mở van từ xa. Từ đó giúp đảm bảo an toàn cho người vận hành trong những hệ thống làm việc có chứa các chất gây hại đến sức khỏe con người.
Van bướm điều khiển bằng khí nén được cấu tạo gồm những bộ phận nào
Đối với mỗi một dòng van công nghiệp trên thị trường hiện nay đều có cấu tạo riêng biệt của nó và van bướm điều khiển bằng khí nén cũng thế. Vậy van bướm điều khiển bằng khí nén hiện đang được cấu tạo gồm mấy bộ phận chính? Các bộ phận cấu tạo đó tên gọi là gì? Đặc điểm như thế nào? Mời quý vị và các bạn cùng tìm hiểu nhé.
Thì đối với dòng van điều khiển khí nén này hiện đang được chế tạo từ 2 bộ phận chính bao gồm: Bộ điều khiển khí nén và phần van bướm cơ. Sau đây, mời quý vị và các bạn cùng tìm hiểu về chi tiết từng bộ phận cấu tạo của dòng van này để có thể hiểu rõ hơn về kết cấu van bướm điều khiển bằng khí nén.
Bộ điều khiển khí nén
Bộ điều khiển khí nén là bộ phận được sử dụng để điều khiển các quá trình hoạt động đóng mở của van bướm thay cho những kiểu điều khiển bằng cơ tay thông thường. Với khả năng nhận và xả khí nén linh hoạt cùng với sự chuyển động trơn chu của các bộ phận bên trong nó giúp bộ điều khiển có thể dễ dàng xoay chuyển cánh van bướm đóng mở tùy theo nhu cầu của người vận hành.
Hiện nay, bộ điều khiển khí nén đang được chế tạo và sản xuất với đa dạng chủng loại và model khác nhau để giúp nó có thể lắp đặt sử dụng phù hợp đối với nhiều loại van bướm trên thị trường hiện nay. Tuy nhiên về cấu tạo chung thì bộ điều khiển khí nén hiện nay đang được chế tạo từ 5 bộ phận chính bao gồm: Thân bộ điều khiển, cổng cấp khí nén, trục răng, thanh răng và Piston.
Đối với từng bộ phận cấu tạo nên bộ điều khiển khí nén này đều được chế tạo với những chức năng, nhiệm vụ làm việc và cơ chế vận hành khác nhau. Sau đây, mời các bạn cùng chúng tôi đi tìm hiểu về chi tiết của từng bộ phận cấu tạo nên bộ điều khiển này nhé.
- Thân bộ điều khiển: Là bộ phận được chế tạo dưới dạng một khối hộp có đầy đủ không gian để chứa đựng các bộ phận chuyển động bên trong nó. Ngoài ra, thân bộ điều khiển còn được chế tạo từ chất liệu hợp kim nhôm vô cùng chắc chắn giúp cho nó có thể bảo vệ các bộ phận chuyển động bên trong một cách an toàn nhất.
- Cổng cấp khí nén: Là bộ phận được thiết kế với chân ren 1/4″ giúp kết nối phù hợp với đường ống dẫn khí nén nhỏ gọn, nhẹ nhàng. Đặc biệt, đây còn là bộ phận quan trọng quyết định đến quá trình đóng hoặc mở của cánh van bướm. Với 2 cổng cấp khí nén ký hiệu là A và B tượng trưng cho chu trình mở và đóng van.
- Piston: Là bộ phận được thiết kế dưới dạng tròn dẹp với kích thước vừa đủ chiếm trọn không gian bên trong bộ điều khiển. Khi đó lượng khí nén được cấp vào bộ điều khiển sẽ giúp đẩy các piston này chuyển động cùng sang 2 bên hoặc thu vào trong. Tùy vào từng nhu cầu sử dụng của người vận hành mà Piston chuyển động theo hướng phù hợp.
- Thanh răng: Là bộ phận được thiết kế gắn liên với Piston và liên kết chặt chẽ với trục răng. Khi đó, piston chuyển động sẽ kéo theo thanh răng chuyển động đồng thời cũng sẽ làm cho trục răng chuyển động với hướng phù hợp. Khi Piston chuyển động sang 2 bên thì thanh răng sẽ kéo trục răng chuyển động theo hướng ngược chiều kim đồng hồ và ngược lại.
- Trục răng: Đây là bộ phận được liên kết bởi các thanh răng của Piston, đồng thời nó cũng là bộ phận liên kết trực tiếp với bộ phận trục của van bướm. Qua đó, khi trục răng chuyển động nó sẽ kéo theo trục van chuyển đông theo hướng mà nó nhận được khi lượng khí nén đi vào cổng A hoặc cổng B của bộ điều khiển.
Van bướm cơ
Về phần van bướm cơ thì đây là bộ phận được thiết kế với đa dạng kích thước, chất liệu cùng với các kiểu lắp đặt khác nhau. Từ đó giúp cho người tiêu dùng có thể xác định được chính xác loại van bướm điều khiển bằng khí nén mà mình đang có nhu cầu sử dụng.
Tuy nhiên nhìn chung thì về phần van bướm cơ này hiện nay đang được chế tạo và sản xuất từ 4 bộ phận, bao gồm: Thân van, trục van, cánh van và gioăng làm kín. Để rõ hơn, các bạn có thể tham khảo qua hình ảnh dưới đây.
Đối với từng bộ phận cấu tạo của van bướm cơ này hiện nay đang được chế tạo từ chất liệu khác nhau, cùng với đó là nhiệm vụ và chức năng hoạt động cũng là khác nhau. Để hiểu rõ hơn về từng bộ phận cấu tạo này, mời quý vị và các bạn cùng tìm hiểu ngay sau đây nhé.
- Thân van bướm: Là bộ phận được thiết kế với khả năng nhận biết được chất liệu, kích thước và hình dáng của van bướm điều khiển bằng khí nén. Từ đó giúp người tiêu dùng trên thị trường có thể lựa chọn sử dụng được chính xác loại van bướm điều khiển bằng khí nén phù hợp với hệ thống đường ống của mình.
- Trục van: Là bộ phận được chế tạo từ chất liệu inox có độ bền và khả năng chịu lực tác động khá là tốt. Trục van có chức năng chính đó là giúp cố định chắc chắn bộ phận cánh van, giúp cánh van chuyển động với 1 quỹ đạo nhất định. Đồng thời trục van còn là bộ phận liên kết trực tiếp với bộ điều khiển khí nén và truyền lực tác động từ bộ điều khiển lên cánh van giúp cánh van chuyển động đóng hoặc mở tùy theo yêu cầu của người vận hành.
- Cánh van: Là bộ phận được thiết kế dưới dạng tròn dẹp có chức năng xoay góc 1/4 giúp dòng chảy có thể lưu thông dễ dàng khi van mở và ngăn chặn toàn bộ dòng chảy khi van đóng. Do đây là bộ phận tiếp xúc trực tiếp với dòng lưu chất bên trong đường ống nên để đảm bảo được quá trình hoạt động ổn định thì cánh van hiện đang được chế tạo với đa dạng chất liệu khác nhau.
- Gioăng làm kín: Là bộ phận được thiết kế và lắp đặt xung quanh cánh van, giúp cánh van có thể đảm bảo được độ kín khít nhất định khi van đóng. Ngoài ra, gioăng còn có khả năng làm kín tuyệt đối giữa điểm tiếp xúc của van bướm với mặt bích đường ống. Qua đó giúp hệ thống tránh khỏi những sự cố không đáng có như rò rỉ lưu chất ra bên ngoài môi trường.
Nguyên lý hoạt động của van bướm điều khiển bằng khí nén
Van bướm điều khiển bằng khí nén hoạt động dựa trên quá trình xoay chuyển các góc độ hoạt động của cánh van. Quá trình xoay chuyển này phụ thuộc hoàn toàn vào quá trình cung cấp khí nén vào các cổng cấp khí nén của bộ điều khiển.
Thông thường đối với một bộ điều khiển khí nén. Khi chúng ta cung cấp khí nén vào cổng A thì lúc này van sẽ hoạt động với chu trình là mở van và khi cung cấp khí nén vào cổng B thì van sẽ đóng ( Đối với van bướm điều khiển bằng khí nén tác động kép ). Tuy nhiên đối với van bướm điều khiển khí nén tác động đơn thì chúng ta chỉ cần cấp khí nén vào mình cổng A là van có thể tự động mở và đóng.
Sau đây, để giúp các bạn có thể hiểu rõ hơn về nguyên lý hoạt động của dòng van bướm điều khiển khí nén này. Chúng tôi xin mời quý vị và các bạn cùng tìm hiểu qua chi tiết nguyên lý hoạt động của van bướm điều khiển bằng khí nén dưới 2 dạng tác động của bộ điều khiển khí nén ngay dưới đây.
Van bướm điều khiển khí bằng khí nén tác động kép
Đối với van bướm điều khiển bằng khí nén tác động kép thì khi chúng ta cung cấp khí nén vào cổng A của bộ điều khiển. Lượng khí nén đi vào trong bộ điều khiển sẽ tác động lên 2 Piston và đẩy 2 Piston ra 2 phía ngoài của bộ điều khiển. Khi Piston dịch chuyển sang 2 phía ngoài của bộ điều khiển, các thanh răng trên Piston sẽ tác động trực tiếp lên trục răng và làm trục răng xoay theo hướng ngược chiều kim đồng hồ.
Khi trục răng xoay chuyển theo hướng ngược chiều kim đồng hồ nó cũng sẽ kéo theo trục van bướm xoay chuyển theo hướng ngược chiều kim đồng hồ bởi vì trục van được liên kết trực tiếp với trục răng này. Khi trục van xoay chuyển, cánh bướm được cố định trên trục van cũng sẽ xoay chuyển theo đến góc độ giới hạn là từ 0 đến 90 độ ( Mở hoàn toàn ). --> Kết thúc quá trình mở van.
Khi chúng ta cung cấp khí nén vào cổng B của bộ điều khiển, lượng khí nén đi vào trong bộ điều khiển sẽ tác động lên 2 Piston và đẩy 2 Piston vào phía trong của bộ điều khiển. Khi Piston dịch chuyển vào phía trong của bộ điều khiển, các thanh răng trên Piston sẽ tác động trực tiếp lên trục răng và làm trục răng xoay theo hướng cùng chiều kim đồng hồ.
Khi trục răng xoay chuyển theo hướng cùng chiều kim đồng hồ nó cũng sẽ kéo theo trục van bướm xoay chuyển theo hướng cùng chiều kim đồng hồ. Khi trục van xoay chuyển, cánh bướm được cố định trên trục van cũng sẽ xoay chuyển theo từ góc độ hoạt động của cánh bướm là 90 độ về 0 ( Đóng hoàn toàn ). --> Kết thúc quá trình đóng van.
Van bướm điều khiển bằng khí nén tác động đơn
Ở van bướm điều khiển khí nén tác động kép thì bộ điều khiển khí nén được sử dụng cho van bướm sẽ được bổ sung thêm 6 cặp lò so đàn hồi được đặt lần lượt ở 2 bên phía ngoài của Piston. Đối với dòng van này, khi chúng ta cung cấp khí nén vào cổng A của bộ điều khiển.
Lượng khí nén đi vào trong bộ điều khiển sẽ tác động lên 2 Piston và đẩy 2 Piston ra 2 phía ngoài của bộ điều khiển đồng thời làm nén luôn 6 cặp lò xo đàn hồi ở 2 bên Piston. Khi Piston dịch chuyển sang 2 phía ngoài của bộ điều khiển các thanh răng trên Piston sẽ tác động trực tiếp lên trục răng và làm trục răng xoay theo hướng ngược chiều kim đồng hồ.
Khi trục răng xoay chuyển theo hướng ngược chiều kim đồng hồ nó cũng sẽ kéo theo trục van bướm xoay chuyển theo hướng ngược chiều kim đồng hồ bởi vì trục van được liên kết trực tiếp với trục răng này. Khi trục van xoay chuyển, cánh bướm được cố định trên trục van cũng sẽ xoay chuyển theo đến góc độ giới hạn là từ 0 đến 90 độ ( Mở hoàn toàn ). --> Kết thúc quá trình mở van.
Khi chúng ta ngưng cấp khí nén vào cổng A của bộ điều khiển, lúc này các lò đàn hồi sẽ không phải chịu áp lực của khí nén tác động lên 2 Piston. Nó sẽ đàn hồi và quay lại trạng thái ban đầu đồng thời nó cũng sẽ đẩy 2 Piston quay trở về vị trí ban đóng ban đầu.
Khi Piston quay về vị trí đóng ban đầu, nó sẽ kéo theo trục van bướm xoay chuyển theo hướng cùng chiều kim đồng hồ. Khi trục van xoay chuyển, cánh bướm được cố định trên trục van cũng sẽ xoay chuyển theo từ góc độ hoạt động của cánh bướm là 90 độ về 0 ( Đóng hoàn toàn ). --> Kết thúc quá trình đóng van.
Một số ưu, nhược điểm và ứng dụng của van bướm điều khiển bằng khí nén
Đối với một dòng van cụ thể được lắp đặt sử dụng trên hệ thống đường ống hiện nay đều mang trong đó những nét ưu điểm cũng như nhược điểm là khác nhau. Đối với dòng van bướm điều khiển bằng khí nén này cũng thế, để biết được dòng van này có những nét ưu điểm cũng như có những nhược điểm gì. Mời quý vị và các bạn cùng tìm hiểu ngay sau đây nhé.
Ưu điểm của van bướm điều khiển bằng khí nén
Về ưu điểm thì đối với dòng van bướm điều khiển bằng khí nén này có những nét ưu điểm nổi bật sau:
- Thân van bướm cơ được chế tạo và sản xuất với đa dạng chất liệu khác nhau như gang, thép, nhựa, inox. Điều này giúp cho van bướm điều khiển bằn khí nén có thể hoạt động và làm việc ổn định được trong hầu hết mọi điều kiện làm việc của các hệ thống đường ống trên thị trường hiện nay.
- Van được thiết kế với khả năng điều khiển bằng tự động hóa nên người vận hành không cần phải tốn quá nhiều sức lực cho mỗi quá trình thực hiện đóng hoặc mở van.
- Van bướm điều khiển bằng khí nén được chế tạo và sản xuất với đa dạng kích thước khác nhau, phù hợp lắp đặt đối với nhiều kích thước đường ống trên thị trường hiện nay.
- Bên cạnh kích thước đa dạng, dòng van bướm điều khiển bằng khí nén này còn được thiết kế với đa dạng kiểu lắp đặt vào đường ống khác nhau như Wafer, Lug hoặc kết nối mặt bích. Qua đó giúp cho người tiêu dùng có thể thoải mái lựa chọn kiểu lắp đặt của van sao cho phù hợp và thuận tiện nhất khi lắp đặt vào đường ống cũng như tháo ra bảo trì, sửa chữa.
- Van có cấu tạo đơn giản, trọng lượng nhẹ giúp thuận lợi cho việc lắp đặt cũng như sửa chữa, thay thế.
Nhược điểm của van bướm điều khiển bằng khí nén
Bên cạnh những ưu điểm nổi bật tên thì đối với dòng van bướm điều khiển bằng khí nén này vẫn đang còn tồn tại một số nhược điểm như:
- Chúng ta không thể sử dụng van bướm điều khiển khí nén trên các đường ống có kích thước nhỏ từ DN50 trở xuống. Thay vào đó các bạn có thể tham khảo qua các dòng van bi như van bi điều khiển bằng khí nén.
- Cánh van rất dễ gặp sự cố khi dòng lưu chất bên trong đường ống sử dụng có áp lực làm việc lớn hơn áp lực làm việc giới hạn của van bướm. Do đó chúng ta cần nên chú ý về áp lực làm việc của dòng chảy sử dụng bên trong hệ thống đường ống lắp đặt van bướm điều khiển bằng khí nén.
- Là dòng van bướm hoạt động nhờ vào quá trình cung cấp khí nén. Nên van bướm không thể đóng mở ổn định nếu như trong đường ống lắp đặt không có hệ thống máy nén khí hoặc nguồn cung cấp khí nén nào khác.
- Áp suất khí nén cấp vào bộ điều khiển phải đạt mức tối thiểu mà bộ điều khiển khí nén yêu cầu để các bộ phận chuyển động bên trong bộ điều khiển có thể kéo cánh van chuyển động theo yêu cầu.
Các hệ thống ứng dụng van bướm điều khiển bằng khí nén
Hiện nay, van bướm điều khiển bằng khí nén đang được lắp đặt sử dụng nhiều bậc nhất trên thị trường. Hầu hết các hệ thống trên thị trường hiện nay đều có sự góp mặt của van bướm điều khiển bằng khí nén này. Dưới đây là một số hệ thống ứng dụng tiêu biểu của dòng van bướm điều khiển khí nén mà các bạn có thể tham khảo qua.
- Hệ thống xử lý nước sạch, nước thải trong các khu công nghiệp, các nhà máy sản xuất,…
- Hệ thống cấp thoát nước ở trong các khu dân cư, khu đô thị hay các nhà cao tầng,….
- Hệ thống PCCC, đập thủy điện, nhiệt điện, bể chứa,….
- Được sử dụng trong các dây truyền sản xuất thực phẩm, dược phẩm, nước ngọt, rượu bia, hay sản xuất thuốc,…
- Van bướm điều khiển bằng khí nén còn được lắp đặt sử dụng trong các hệ thống có chứa dòng lưu chất có tính kiềm như axi, bazo, muối,….
Van bướm điều khiển bằng khí nén được sử dụng với những loại nào
Hiện nay, van bướm điều khiển bằng khí nén đang là một dòng van công nghiệp tự động hóa được lắp đặt sử dụng phổ biến nhất trên thị trường. Tuy nhiên, để van có thể đáp ứng được với những điều kiện làm việc trong hệ thống cũng như các nhu cầu sử dụng của người vận hành thì hiện nay van đang được chế tạo với nhiều kiểu loại khác nhau.
Dưới đây là một số loại van bướm điều khiển bằng khí nén hiện đang được sử dụng nhiều bậc nhất trên thị trường hiện nay. Mời quý vị và các bạn cùng tham khảo qua để có thể nhận biết được loại sản phẩm phù hợp với hệ thống đường ống của nhà mình.
Van bướm gang điều khiển bằng khí nén
Đây là dòng van bướm điều khiển bằng khí nén có cấu tạo gồm 2 bộ phận chính đó là bộ điều khiển khí nén và phần van bướm cơ. Trong đó phần thân van bướm cơ được chế tạo từ chất liệu chính đó là gang, một trong những loại chất liệu phổ biến và quen thuộc nhất trên thị trường hiện nay.
Đối với chất liệu này có khả năng chịu lực và độ bền khá là tốt, do đó giúp cho dòng van bướm gang điều khiển bằng khí nén có thể hoạt động và làm việc ổn định trong hệ thống đường ống với tuổi thọ rất cao. Đặc biệt dòng van bướm điều khiển bằng khí nén này còn có khả năng chịu được những hóa chất ăn mòn với nồng độ ăn mòn thấp, qua đó giúp tăng phạm vị ứng dụng của sản phẩm lên thêm một bậc.
Van bướm nhựa điều khiển bằng khí nén
Van bướm nhựa điều khiển bằng khí nén là dòng van bướm điều khiển bằng khí nén có phần thân van bướm được chế tạo từ chất liệu nhựa PVC, uPVC, cPVC, PPR,…. Đây là một trong những chất liệu được biết đến với khả năng chống chịu ăn mòn và kháng oxy hóa rất là tốt.
Chính vì thế, van bướm nhựa điều khiển bằng khí nén hiện nay đang được ưa chuộng sử dụng trong các hệ thống đường ống chứa các dòng lưu chất như nước sạch, nước thải, nước biển, axit, bazo,…. Tuy nhiên, do tính chất của nhựa là kém bền với nhiệt nên dòng van này hạn chế sử dụng trong những hệ thống có điều kiện nhiệt độ cao ( Trên 80 độ C ).
Van bướm inox điều khiển bằng khí nén
Là dòng van bướm điều khiển bằng khí nén có khả năng hoạt động và làm việc được trong những hệ thống có nhiệt độ cao cùng với áp suất lớn. Bên cạnh đó, dòng van này còn có khả năng chống chịu được sự ăn mòn cũng như oxy hóa khá là tốt như các loại lưu chất axit, bazo, muối,…
Để có được những đặc điểm nổi bật như vậy, phần thân van của van bướm inox điều khiển bằng khí nén hiện đang được chế tạo từ chất liệu inox 304, inox 316. Nhắc đến chất liệu này thì chắc hẳn chúng ta đều có thể nhận biết được những tính năng là lợi ích vượt trội của nó đem lại khi chúng ta sử dụng những sản phẩm từ nó.
Van bướm thép điều khiển bằng khí nén
Van bướm thép điều khiển bằng khí nén là một trong những dòng van bướm điều khiển bằng khí nén đặc biệt với phần thân van bướm hiện đang được chế tạo và sản xuất từ chất liệu thép. Đây là một loại chất liệu có khả năng chịu nhiệt cao thậm chí là rất cao, cùng với đó là khả năng chịu được áp lực của dòng chảy lớn ( Có thể lên đến PN40 ).
Do đó, dòng van bướm thép điều khiển bằng khí nén này đang là một sự lựa chọn hợp lý và tin cậy trong những hệ thống đường ống nước nóng, hơi nóng hay những đường ống dẫn xăng dầu, nhiên liệu,…..
Những điều cần lưu ý về dòng van bướm điều khiển bằng khí nén
Không chỉ các loại van công nghiệp trên thị trường mà về van bướm điều khiển bằng khiển bằng khí nén, chúng ta cần nên lưu ý rất nhiều để có thể đảm bảo được mức độ hoạt động ổn định trong hệ thống. Vậy trong trường hợp này, chúng ta cần nên lưu ý những gì để có thể đảm bảo được mức độ hoạt động ổn định của van trên hệ thống đường ống, mời các bạn cùng tìm hiểu ngay sau đây nhé.
Lưu ý khi lựa chọn van bướm điều khiển bằng khí nén
Hệ thống có thể hoạt động và làm việc ổn định được hay không, trước tiên là do chúng ta lựa chọn loại van bướm điều khiển bằng khí nén như thế nào, có đáp ứng được với các điều kiện làm việc hay không. Để có thể lựa chọn được một loại van bướm điều khiển bằng khí nén chính xác nhằm giúp đảm bảo được năng suất và hiệu suất làm việc của hệ thống thì chúng ta cần nên lưu ý những điều sau:
- Lựa chọn van bướm điều khiển bằng khí nén với chất liệu chế tạo thân van bướm phù hợp. Điều này giúp đảm bảo cho van có thể chịu được điều kiện làm việc bên ngoài hệ thống mà vẫn có thể đảm bảo được khả năng hoạt động ổn định với dòng lưu chất bên trong đường ống lắp đặt đó.
- Van bướm điều khiển bằng khí nén là dòng van tự động hóa có khả năng lắp đặt vào hệ thống đường ống với đa dạng kiểu lắp đặt khác nhau như Wafer, Lug và kết nối mặt bích. Qua đó, chúng ta cần nên chú ý lựa chọn van bướm điều khiển bằng khí nén với kiểu lắp đặt vào đường ống sao cho thuận tiện nhất.
- Chú ý lựa chọn van bướm điều khiển bằng khí nén sao cho kích thước của van phải đồng nhất với kích thước của hệ thống đường ống cần lắp đặt sử dụng nó.
- Bộ điều khiển khí nén được sử dụng để điều khiển đóng mở van bướm có khả năng hoạt động dưới 2 dạng chính đó là dạng ON/OFF và dạng tuyến tính. Do đó chúng ta cần nên chú ý lựa chọn van bướm điều khiển bằng khí nén với dạng hoạt động của bộ điều khiển phù hợp nhất.
- Đối với dạng điều khiển khí nén ON/OFF chúng ta lại có thể sử dụng 2 tác động là tác động kép và tác động đơn, tương ứng với số lần phải cung cấp khí nén vào bộ điều khiển. Chính vì thế, chúng ta cần nên xác định rõ được nhu cầu sử dụng của mình để lựa chọn dạng tác động phù hợp nhất nhé.
- Lựa chọn nhà cung cấp van bướm điều khiển bằng khí nén uy tín, tin cậy nhằm đảm bảo được chất lượng sản phẩm cũng như giá thành và nguồn gốc xuất xứ.
Lưu ý khi sử dụng van bướm điều khiển bằng khí nén
Bên cạnh việc lựa chọn loại van bướm điều khiển bằng khí nén phù hợp với hệ thống thì chúng ta cũng cần nên lưu ý về quá trình vận hành cũng như sử dụng van sao cho đúng cách nhất. Dưới đây là một số lưu ý khi sử dụng van bướm điều khiển bằng khí nén, mời các bạn cùng tham khảo để có thể vận hành van một cách an toàn và hiệu quả nhất.
- Trước khi sử dụng, hãy kiểm tra van bướm điều khiển bằng khí nén để đảm bảo nó không bị hỏng hoặc có bất kỳ vết nứt nào. Đảm bảo cơ chế hoạt động của van bướm diễn ra trơn tru và không gặp trục trặc.
- Xác định áp lực khí nén tối thiểu và tối đa để điều khiển đóng mở van bướm nhằm tránh gây tai nạn nguy hiểm.
- Đảm bảo hệ thống điều khiển khí nén được cài đặt hợp lý và an toàn. Sử dụng các thiết bị kiểm soát phù hợp để giảm thiểu nguy cơ mất kiểm soát và đảm bảo khả năng điều khiển chính xác.
- Cần sử dụng loại dầu nhớt phù hợp để bôi trơn các bộ phận trong van bướm, giúp giảm ma sát và gia tăng tuổi thọ của van.
- Đảm bảo van bướm được lắp đặt đúng vị trí trong hệ thống, bởi vì vị trí không đúng có thể làm giảm hiệu suất và gây ra sự cản trở trong dòng chảy của dòng lưu chất bên trong đường ống.
- Van bướm điều khiển bằng khí nén cần được bảo trì định kỳ để đảm bảo hoạt động ổn định và tránh hỏng hóc do mài mòn hoặc tích tụ bụi bẩn.
- Hãy đảm bảo hệ thống khí nén hoạt động một cách an toàn với môi trường xung quanh. Các khí thải và chất thải phát sinh trong quá trình điều khiển van cần được xử lý một cách thích hợp để tránh gây hại đến môi trường.
- Đào tạo và hướng dẫn người sử dụng van bướm điều khiển bằng khí nén để họ hiểu rõ về cách vận hành và bảo trì thiết bị một cách đúng đắn.
- Nếu vận hành van bướm điều khiển bằng khí nén ở không gian ngoài trời, các bạn hãy xem xét các biện pháp bảo vệ để đảm bảo hoạt động bình thường trong các điều kiện thời tiết khắc nghiệt.
Cách bảo trì, bảo dưỡng van bướm điều khiển bằng khí nén đúng kỹ thuật nhất
Để van bướm điều khiển bằng khí nén có thể hoạt động và làm việc một cách ổn định với tuổi thọ cao thì bên cạnh việc chúng ta chú ý đến quá trình sử dụng, chúng ta cũng cần nên chú ý đến bảo trì sản phẩm. Vậy để bảo trì, bảo dưỡng van sao cho đúng kỹ thuật nhất thì mời quý vị và các bạn cùng tìm hiểu ngay sau đây:
- Thực hiện kiểm tra định kỳ cho van bướm và hệ thống khí nén để phát hiện sớm các dấu hiệu hỏng hóc hoặc mài mòn. Đặc biệt là cần lên lịch trình kiểm tra hợp lý và tuân thủ nó.
- Đảm bảo vị trí lắp đặt van bướm và hệ thống khí nén không bị ảnh hưởng bởi môi trường có thể gây ăn mòn, bụi bẩn hoặc hóa chất. Nếu cần thiết, cung cấp các biện pháp bảo vệ thêm như bảo vệ chống ăn mòn, vòi phun rửa và lọc bụi.
- Kiểm tra trục của van bướm điều khiển bằng khí nén để đảm bảo chúng không bị uốn cong, rỉ sét, mài mòn hoặc hỏng hóc. Thực hiện việc bôi trơn các bộ phận bằng dầu nhớt phù hợp.
- Kiểm tra các điểm kết nối giữa van bướm điều khiển bằng khí nén với hệ thống đường ống để đảm bảo được độ kín khít nhất định khi van hoạt động. Nếu có rò rỉ, tiến hành sửa chữa hoặc thay thế các phần bị hỏng.
- Thường xuyên vệ sinh van bướm điều khiển bằng khí nén và các bộ phận liên quan bằng cách sử dụng dung dịch vệ sinh phù hợp, tránh sử dụng các chất tẩy mạnh có thể làm hỏng bề mặt.
- Kiểm tra độ kín của van bằng cách thực hiện các thử nghiệm áp suất và thử nghiệm nước. Nếu phát hiện lỗ rò, tiến hành sửa chữa hoặc thay thế van bướm.
- Ghi lại quá trình bảo trì và bảo dưỡng của van bướm để theo dõi sự thay đổi và sửa chữa sau này. Báo cáo về tình trạng van bướm điều khiển bằng khí nén để có nhận định chính xác về tình trạng cũng như đưa ra các biện pháp cần thực hiện.
Những lỗi thường gặp ở van bướm điều khiển bằng khí nén
Trước khi sản phẩm đưa tới tay khách hàng sử dụng thì đây là một sản phẩm hoàn chỉnh, chưa bị tác động bởi bất kỳ một tác động nào từ môi trường bên ngoài. Do đó nó có thể đảm bảo được hình dạng, chất lượng và mức độ hoạt động ổn định của sản phẩm.
Tuy nhiên, trong suốt quá trình lắp đặt, điều khiển sử dụng van bướm điều khiển bằng khí nén thì nó vẫn thường xuyên xuất hiện những lỗi thường gặp như:
- Rò rỉ lưu chất: Lỗi này xảy ra khi van bướm điều khiển bằng khí nén không kín hoàn toàn khi được điều khiển, gây thiếu hụt dòng lưu chất ở đầu ra và giảm hiệu suất của hệ thống.
- Cản trở dòng chảy: Ở lỗi này, van bướm có thể gặp phải cản trở dòng chảy của dòng lưu chất bên trong đường ống khi trục van không được đặt đúng cách hoặc có sự mài mòn, gỉ sét trên bề mặt.
- Hỏng trục van: Do trục van là bộ phận liên kết trực tiếp với cánh van và bộ phận điều khiển nên trục van có thể bị uốn cong hoặc gãy do áp lực quá mức hoặc do lực va đập không đáng kể.
- Hỏng bộ điều khiển khí nén: Các bộ phận bên trong bộ điều khiển khí nén, chẳng hạn như piston, trục răng, thanh răng, có thể bị hỏng, gây ra sự cản trở hoặc mất kiểm soát trong hoạt động của van bướm.
- Mài mòn: Khi van bướm điều khiển bằng khí nén hoạt động và làm việc trong một thời gian dài, thì bộ phận van bướm và các bộ phận liên quan có thể bị mài mòn, làm giảm tuổi thọ và hiệu suất của chúng.
- Lắc và rung: Van bướm khi điều khiển không ổn định có thể gây ra lắc và rung trong hệ thống, làm mất điểm cân bằng và gây hại đến các bộ phận khác.
- Lỗi điều khiển: Các hệ thống điều khiển của bộ điều khiển khí nén có thể gặp lỗi trong việc phân phối áp lực hoặc điều khiển van bướm. Dẫn đến việc van bướm điều khiển bằng khí nén hoạt động không chính xác.
- Vấn đề kết nối: Việc kết nối chính xác van bướm điều khiển bằng khí nén vào hệ thống đường ống là rất quan trọng. Tuy nhiên vẫn đang có rất nhiều người coi thường và lơ là trong việc này dẫn đến các mối nối này không đảm bảo được sự kín khít cũng như độ chắc chắn của van trên hệ thống đường ống đó.
Cách khắc phục khi van bướm điều khiển bằng khí nén gặp những lỗi trong quá trình sử dụng
Trong suốt quá trình sử dụng van bướm điều khiền bằng khí nén thì việc chúng ta bắt gặp những sự cố không đáng có này là việc hết sức là bình thường. Tuy nhiên, để ứng phó với nó, để khắc phục những lỗi này thì là việc mà chúng ta cần nên quan tâm và chú trọng đến đầu tiên để không làm ảnh hưởng đến hiệu suất làm việc của cả hệ thống.
Dưới đây là những cách khắc phục khi van bướm điều khiển bằng khí nén gặp những sự cố liên quan đến kỹ thuật trên để có cách ứng phó kịp thời và chính xác nhất nhé.
- Về lỗi rò rỉ lưu chất thì chúng ta cần nên kiểm ra và làm sạch bề mặt van bướm và vùng kết nối giữa van bướm điều khiển bằng khí nén với mặt bích trên đường ống lắp đặt.
- Đối với lỗi cản trở dòng chảy thì chúng ta cần nên xem xét lại vị trí lắp đặt của van bướm điều khiển bằng khí nén và đảm bảo rằng van được lắp đặt đúng cách và không có vật cản trở xung quanh.
- Khi van bướm điều khiển bằng khí nén gặp phải sự cố hỏng trục van thì chúng ta cần nên thay thế trục van đó bằng một trục van khác. Để nhằm đảm bảo được van có thể quay trở lại làm việc trong thời gian sớm nhất.
- Đối với lỗi hỏng hóc bộ điều khiển bằng khí nén thì chúng ta cần nên thay thế các bộ phận chuyển động bên trong bộ điều khiển đó hoặc có thể, chúng ta nên thay nguyên bộ điều khiển bằng khí nén khác.
- Trong suốt quá trình hoạt động và làm việc của van bướm điều khiển bằng khí nén thì việc van bướm bị mài mòn là việc mà chúng ta không thể tránh khỏi được. Tuy nhiên, để có thể khắc phục hiệu quả được vấn để này thì chúng ta cần nên bảo dưỡng định kỳ hoặc thay thế các bộ phận bị mài mòn khi cần thiết.
- Khi hoạt động van bướm điều khiển bằng khí nén trên hệ thống đường ống mà van gặp phải những sự cố rung lắc mạnh. Chúng ta cần nên tiến hành kiểm tra vị trí lắp đặt van đổng thời kiểm tra luôn hệ thống cung cấp khí nén để đảm bảo được áp suất và lượng khí nén đi vào cân đối, ổn định.
- Về lỗi mà chúng ta không thể điều khiển hoạt mọi hoạt động đóng mở của van bướm. Chúng ta cần nên tiến hành kiểm tra và cân chỉnh lại hệ thống điều khiển khí nén để đảm bảo hoạt động chính xác và ổn định.
- Trong quá trình lắp đặt van bướm điều khiển bằng khí nén, chúng ta cần nên đảm bảo rằng van được lắp đặt trên đường ống một cách chắc chắn và độ kín khít tốt nhất. Để đạt được như thế, các bạn cần nên chú ý vào việc xiết các buong, đai ốc. Cần nên xiết từ từ và đều từng cái bulong, từng cái đai ốc để đảm bảo van được lắp đặt thẳng hàng với đường ống mà không bị kênh sang một bên.
> Tìm kiếm liên quan:
- Van điều bằng khí nén là gì
- Van màng điều khiển bằng khí nén
- Van bướm điều khiển điện
- Van dù điều khiển khí nén
- Cấu tạo van điện từ khí nén
- Thiết bị truyền động bằng khí nén