Cập nhật lần cuối ngày: 01/08/2023
Van bi điều khiển điện là sự kết hợp hoàn hảo giữa bộ phận van bi cơ với bộ điều khiển bằng điện. Thông qua bộ điều khiển này, người vận hành có thể dễ dàng điều khiển mọi quá trình đóng mở van mà không cần đến bất kỳ lực tác động nào lên bộ điều khiển như ở dạng tay gạt thông thường.
Vậy van bi điều khiển điện là gì? Cấu tạo và cách thức hoạt động của dòng van này như thế nào? Mời quý vị và các bạn cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây để có thể biết thêm những đặc điểm nổi bật của dòng van tự động hóa này nhé.
Tìm hiểu van bi điều khiển điện là gì
Van bi điều khiển điện hay van bi điều khiển bằng điện, van bi điện, Electric Control Ball Valve,… đối với mỗi khu vực lắp đặt khác nhau thì dòng van này được sử dụng với những tên gọi là khác nhau. Tuy tên gọi có khác nhau nhưng nói chung thì đây là dòng van bi được thay thế toàn bộ các bộ điều khiển bằng cơ học thông thường như tay gạt, tay quay bằng một bộ điều khiển tự động đó là bộ điều khiển điện.
Với bộ điều khiển điện này có chức năng biến đổi điện năng thành năng lượng cơ học để làm xoay chuyển quả bi bên trong thân van với góc độ hoạt động nhất định. Do đó, khi lắp đặt sử dụng dòng van này, quá trình thực hiện đóng mở van sẽ không ảnh hưởng gì đến thể lực cũng như sức khỏe của người vận hành.
Hiện nay, bộ điều khiển được sử dụng cho van bi điều khiển điện được chế tạo với đa dạng model khác nhau, cùng với đó là đa dạng nguồn điện áp sử dụng như 24V, 220V, 380V. Qua đó giúp cho bộ điều khiển điện này có khả năng lắp đặt sử dụng phù hợp với hầu hết mọi loại van bi trên thị trường hiện nay.
Đặc biệt, bộ điều khiển điện được sử dụng để điều khiển đóng mở cho các loại van bi này hiện nay đang tồn tại với 2 dạng hoạt động chính đó là dạng ON/OFF và dạng tuyến tính. Điều này giúp cho van bi điều khiển điện có thể lắp đặt sử dụng phù hợp đối với các hệ thống có yêu cầu đóng mở hoàn toàn ( ON/OFF ) và các hệ thống có yêu cầu điều tiết dòng chảy ( Tuyến tính ).
Thông số kỹ thuật van bi điều khiển điện
Đối với mỗi một dòng van công nghiệp được sử dụng trên thị trường hiện nay đều có một thông số kỹ thuật riêng biệt. Vậy thông số kỹ thuật của dòng van bi điều khiển điện này là gì, mời quý vị và các bạn cùng tham khảo ngay dưới đây nhé.
- Kích thước van bi: DN15 – DN300.
- Chất liệu chế tạo van bi: Gang, inox, nhựa, inox vi sinh,…
- Đặc điểm cấu tạo van bi: Van bi 1 mảnh, van bi 2 mảnh, van bi 3 mảnh, van bi 3 ngã, van bi 2 ngã.
- Kiểu lắp đặt: Nối ren, lắp bích, kết nối rắc co và kết nối clamp.
- Khả năng hoạt động: Kiểm soát dòng chảy, điều tiết dòng chảy và điều hướng dòng chảy.
- Model bộ điều khiển điện: GKE003, GKE005, GKE010, GKE015, GKE020, GKE025, GKE050,…
- Chất liệu chế tạo bộ điều khiển điện: Hợp kim nhôm được phủ thêm lớp sơn Epoxy bên ngoài.
- Dạng hoạt động: ON/OFF, Tuyến tính.
- Điện áp sử dụng: 24V, 220V, 380V,…
- Nhiệt độ làm việc: Tối đa 220 độ C.
- Áp lực làm việc: PN10, PN16, PN25,….
- Môi trường làm việc: Nước, khí, hơi, hóa chất, dung dịch,…
- Xuất xứ từ: Hàn Quốc, Đài Loan, Trung Quốc,….
- Bảo hành: 12 tháng.
Sử dụng van bi điều khiển điện có những lợi ích gì
Van bi điều khiển điện là một dòng van điều khiển bằng tự động hóa nên khi lắp đặt sử dụng van trên hệ thống đường ống. Nó sẽ đem lại khá nhiều lợi ích từ khía cạnh của người vận hành đến góc độ lớn hơn là cả hệ thống làm việc. Dưới đây là một số lợi ích tiêu biểu mà dòng van bi điều khiển điện đem lại, mời các bạn cùng tham khảo xem đó là những lợi ích gì nhé.
- Với khả năng điều khiển hoàn toàn bằng tự động hóa nên quá trình thực hiện đóng mở van bi sẽ không tiêu tốn quá nhiều sức lực của người vận hành.
- Bi van được thiết kế với một lỗ xuyên tâm giúp cho van bi điều khiển điện có khả năng kiểm soát và điều tiết dòng chảy bên trong đường ống rất tốt.
- Van có thể hoạt động dưới dạng ON/OFF hoặc tuyển tính. Qua đó giúp cho dòng van bi điều khiển điện này có khả năng sử dụng phù hợp đối với những hệ thống có các yêu cầu phức tạp từ kiểm soát dòng chảy đến điều tiết dòng chảy.
- Có thể điều khiển đóng mở van bằng các nguồn điện áp thông dụng như 24V, 220V hoặc 380V. Do đó chúng ta cần nên đảm bảo được việc lựa chọn bộ điều khiển điện với nguồn điện áp sử dụng phù hợp với nguồn điện áp trong hệ thống lắp đặt.
- Van bi điều khiển điện được chế tạo với đa dạng kích thước khác nhau từ DN15 đến DN300. Điều này giúp cho van có thể lắp đặt sử dụng phù hợp với nhiều kích thước của đường ống có mặt trên thị trường hiện nay.
- Có thể lắp đặt van bi điều khiển điện vào hệ thống đường ống với đa dạng kiểu lắp đặt khác nhau như nối ren, mặt bích, rắc co hoặc kết nối Clamp. Chính vì thế, người tiêu dùng có thể đa dạng hóa về việc lựa chọn loại van bi điện với kiểu lắp đặt phù hợp với hệ thống đường ống nhất.
- Van có cấu tạo đơn giản, giúp quá trình lắp đặt cũng như tháo ra bảo trì, bảo dưỡng trở nên dễ dàng và thuận tiện.
Van bi điều khiển điện được ứng dụng ở đâu trên thị trường
Hiện nay, van bi điều khiển điện đang là dòng van công nghiệp được nhiều khách hàng lựa chọn, lắp đặt và sử dụng trên hệ thống đường ống của mình. Vậy các hệ thống mà dòng van này được ứng dụng là những hệ thống nào, mời quý vị và các bạn cùng tham khảo ngay sau đây nhé.
- Được sử dụng trong các hệ thống xử lý nước để kiểm soát luồng nước. Chúng có thể được sử dụng để điều khiển luồng nước trong các bồn chứa, bể chứa, hệ thống xả thải, hệ thống cấp nước, hệ thống làm mềm nước, và các ứng dụng khác liên quan đến xử lý và quản lý nước.
- Van bi điều khiển điện được lắp đặt sử dụng trong các hệ thống hóa chất để điều khiển luồng chất lỏng và khí trong quá trình sản xuất, xử lý, và vận chuyển hóa chất.
- Được sử dụng trong các hệ thống dầu và khí để điều khiển luồng chất lỏng và khí, bao gồm cả ứng dụng trong các ống dẫn dầu, ống dẫn khí, hệ thống nén khí, và hệ thống xử lý khí tự nhiên.
- Trong các hệ thống sưởi ấm, thông gió và điều hòa không khí (HVAC), van cũng được sử dụng để kiểm soát luồng không khí và nước trong quá trình điều chỉnh nhiệt độ và độ ẩm trong các tòa nhà, công trình.
- Sử dụng trong các hệ thống sản xuất thực phẩm và đồ uống để kiểm soát luồng chất lỏng trong quá trình chế biến và đóng gói thực phẩm.
- Van bi điều khiển điện là một phần của các hệ thống điều khiển tự động phức tạp, như hệ thống tự động hóa trong nhà máy, xưởng sản xuất, và các quy trình công nghiệp khác.
- Van cũng được sử dụng ưa chuộng trong các hệ thống tưới tiêu, hệ thống chăn nuôi thủy hải sản, gia súc, gia cầm,….
Một số loại van bi điều khiển điện tại XNK HT Việt Nam đang cung cấp
Van bi điều khiển điện là loại van được sử dụng nhiều bậc nhất trên thị trường hiện nay. Tuy nhiên để giúp nó có thể đáp ứng được với hầu hết mọi điều kiện làm việc trong các hệ thống thì nó đang được lắp đặt sử dụng với đa dạng kiểu loại khác nhau.
Dưới đây là một số loại van bi điều khiển điện tại Công ty XNK HT Việt Nam chúng tôi đang cung cấp trên thị trường hiện nay. Mời quý vị và các bạn cùng tham khảo qua để lựa chọn cho mình một sản phẩm phù hợp va ưng ý nhất.
Van bi điều khiển điện nối ren
Van bi điều khiển điện nối ren là sự kết hợp hoàn hảo giữa van bi ren với bộ điều khiển điện. Đối với dòng van này thường có kích thước nhỏ từ DN15 đến DN50, phù hợp lắp đặt đối với các hệ thống đường ống có kích thước nhỏ trên thị trường.
Để lắp đặt được van bi điều khiển điện lên đường ống sao cho chắc chắn nhất thì thông thường chúng ta nên bổ sung thêm một lớp băng tan ở vị trí liên kết ren ngoài của đường ống. Băng tan này không chỉ giúp van cố định được chắc chắn trên hệ thống đường ống mà nó còn đảm bảo được sự kín khít nhất định khi van và hệ thống hoạt động.
Van bi điều khiển điện mặt bích
Van bi điều khiển điện mặt bích là dòng van bi điện được thiết kế với các mặt bích gắn liền vào phần thân của van bi. Các mặt bích này được chế tạo từ nhiều tiêu chuẩn khác nhau như JIS, BS, ANSI, DIN. Do đó giúp cho van có thể đáp ứng được với nhu cầu hoạt động cũng như khả năng lắp đặt phù hợp với nhiều mặt bích khác nhau.
Hiện nay, van bi mặt bích điều khiển điện đang được chế tạo và sản xuất với đa dạng kích thước khác nhau từ DN15 đến DN300. Điều này giúp cho van có thể lắp đặt sử dụng phù hợp với hầu hết mọi hệ thống đường ống có mặt trên thị trường với nhiều kích thước sử dụng khác nhau.
Van bi điều khiển điện kết nối rắc co
Van bi điều khiển điện kết nối rắc co là loại van bi điều khiển điện thường xuất hiện ở dòng van bi nhựa. Với kiểu kết nối rắc co này giúp cho người sử dụng van bi điện có thể dễ dàng lắp đặt van vào hệ thống đường ống cũng như thuận tiện cho việc tháo ra bảo trì, bảo dưỡng hoặc thay thế.
Đối với dòng van bi rắc co điều khiển điện này thường có kích thước từ DN15 đến DN100, phù hợp với các hệ thống đường ống có kích thước từ phi 21 đến phi 114.
Van bi điều khiển điện lắp Clamp
Van bi điều khiển điện lắp Clamp là loại van bi điện chỉ xuất hiện ở dòng van bi vi sinh, một loại van bi được biết đến với độ đẹp đẽ và độ an toàn vệ sinh cao. Ở dạng lắp đặt này, chúng ta thường sử dụng một dụng cụ chuyên dụng cho van vi sinh đó là một cái kẹp ( Hay còn gọi là Clamp ).
Qua đó giúp cho quá trình lắp đặt van vào hệ thống đường ống được thực hiện một cách đơn giản, dễ dàng và nhanh chóng. Bên cạnh đó, độ kín kít của dạng kết nối này cùng được đảm bảo, các sự cố rò rỉ lưu chất ra bên ngoài môi trường thường không xảy ra.
Van bi gang điều khiển điện
Van bi gang điều khiển điện là dòng van bi gang được thay thế các bộ phận điều khiển bằng cơ tay thông thường bằng một bộ điều khiển tự động đó là bộ điều khiển điện. Đối với dòng van này, van được thừa hưởng những tinh chất đặc trưng của chất liệu gang nhu độ bền và khả năng chịu lực tốt. Do đó dòng van này có đảm bảo được độ bền và sự hoạt động ổn định trên hệ thống đường ống của mình.
Hiện nay, dòng van bi điều khiển điện chất liệu gang này đang được lắp đặt sử dụng trên hệ thống đường ống với đa dạng kích thước khác nhau từ DN50 đến DN300. Cùng với đó là kiểu kết nối mặt bích giúp cho việc lắp đặt của người sử dụng trở nên dễ dàng và thuận tiện hơn.
Van bi inox điều khiển điện
Là dòng van bi điều khiển điện với phần van bi cơ hiện đang được chế tạo và sản xuất từ chất liệu inox 201, inox 304, inox 316. Nhắc đến inox thì chắc hẳn chúng ta không còn cảm thấy xa lạ gì với loại chất liệu này, bởi đây được coi là một loại chất liệu phổ biến nhất với các sản phẩm tạo thành được sử dụng khá ưa chuộng trên thị trường.
Ngoài ra, inox còn có khả năng chịu được nhiệt độ cao cùng với khả năng chống chịu ăn mòn, chống chịu oxy hóa khá là tốt. Qua đó giúp cho dòng van bi inox điều khiển điện này có thể hoạt động và làm việc ổn định được trong các hệ thống có chứa các dòng lưu chất như nước sạch, nước thải, axi, bazo, nước biển,…
Van bi nhựa điều khiển điện
Van bi nhựa điều khiển điện là loại van bi điều khiển điện với phần thân van bi được chế tạo và sản xuất từ chất liệu nhựa PVC, uPVC, cPVC, PPR,…. Đây là một loại chất liệu có khả năng chịu được các hóa chất ăn mòn, các chất oxy hóa rất tốt nhưng bù lại nó lại không thể hoạt động và làm việc được trong những hệ thống có điều kiện nhiệt độ làm việc cao.
Đối với dòng van này hiện đang được lắp đặt sử dụng trên những đường ống trong các hệ thống xử lý nước, cung cấp nước, các nhà máy sản xuất, chế biến hoặc điều chế chất hóa học,…
Van bi vi sinh điều khiển điện
Đây là dòng van bi điều khiển điện đặc biệt với bộ phận van bi cơ được chế tạo và sản xuất từ chất liệu inox 304 và inox 316 cao cấp. Đối với chất liệu này, giúp cho van có thể đảm bảo được độ tin cậy cũng như mức độ an toàn vệ sinh khi lắp đặt sử dụng trên hệ thống đường ống của mình.
Hiện nay, van bi vi sinh điều khiển điện được ưa chuộng sử dụng đối với các lĩnh vực thực phầm, dược phẩm, hay trong các hệ thống chế biến và sản xuất đồ uống, thuốc, thực phẩm chức năng,….
Các bộ phận cấu tạo của van bi điều khiển điện là gì
Tiếp theo bài viết, để giúp quý vị và các bạn có cái nhìn tổng thể về dòng van bi điều khiển điện này. Sau đây, mời quý vị và các bạn cùng tham khảo qua các bộ phận cấu tạo nên dòng van này và cùng tìm hiểu về chi tiết của từng bộ phận cấu tạo đó.
Thì đối với dòng van bi điều khiển điện này hiện nay đang được chế tạo từ 2 bộ phận chính bao gồm: Bộ điều khiển điện và bộ phận van bi cơ. Đối với 2 bộ phận này được chế tạo từ các thương hiệu khác nhau nên đặc điểm và nhiệm vụ làm việc của cả 2 bộ phận này là khác nhau. Để rõ hơn, mời các bạn cùng tìm hiểu ngay sau đây nhé.
Bộ điều khiển điện
Bộ điều khiển điện là bộ phận được thiết kế lắp đặt ở phía trên van bi có nhiệm vụ điều khiển mọi quá trình hoạt đông của van bi cơ khi hệ thống và van hoạt động. Với bộ điều khiển này có chức năng biến đối điện năng thành năng lượng cơ học truyền xuống trục van để trục van làm xoay chuyển quả bi hoạt động với nhiều góc độ hoạt động là khác nhau.
Hiện nay trên thị trường chúng ta có thể bắt gặp bộ điều khiển điện này được sử dụng với nhiều model và nguồn điện áp cung cấp khác nhau. Tuy nhiên về cấu tạo thì đối với bộ phận này hiện đang được cấu tạo từ 4 bộ phận chính gồm: Thân bộ điều khiển, công tắc hành trình, bánh răng, trục răng, và bảng mạch điện. Ngoài ra bộ điều khiển này còn được trang bị thêm một bộ hiển thị tuyến tính đối với bộ điều khiển điện tuyến tính.
Sau đây, chúng ta sẽ cùng nhau đi tìm hiểu về chi tiết từng bộ phận cấu tạo của bộ điều khiển tự động hóa này nhé.
- Thân bộ điều khiển: Là bộ phận được thiết kế với nhiệm vụ chính là chứa đựng đầy đủ các bộ phận chuyển động và bảng mạch điện, giúp cho những bộ phận này có thể đảm bảo được độ an toàn nhất định. Ngoài ra, bề mặt của thân bộ điều khiển tuyến tính còn được phủ thêm một lớp sơn Epoxy có khả năng chống oxy hóa và khả năng cách điện rất tốt.
- Trục quay: Đây được coi là bộ phận chính của bộ điều khiển điện. Bởi vì bộ phận này là bộ phận nhận toàn bộ điện năng từ hệ thống cung cấp vào và chuyển hóa năng lượng điện đó thành năng lượng xoay tròn. Bên cạnh đó, trục răng còn là bộ phận liên kết trực tiếp với trục của van bi nên khi trục răng này xoay tròn nó cũng sẽ kéo theo trục van chuyển động xoay tròn cùng chiều.
- Công tắc hành trình: Đây là bộ phận có khả năng tự động đóng ngắt nguồn điện khi van bi điều khiển điện được đóng hoặc mở đến giới hạn nhất định. Với 2 công tắc hành trình tượng trưng cho một công tắc kết thúc quá trình đóng van và một công tắc kết thúc quá trình mở van.
- Bảng mạch điện: Là bộ phận được đánh theo số thứ tự hoặc ký hiệu bằng những ký hiệu công nghệ chuyên dụng. Có chức năng giúp người sử dụng có thể đấu nối nguồn điện vào bộ điều khiển sao cho chính xác và đúng kỹ thuật nhất.
- Bánh răng: Là bộ phân được thiết kế với nhiều bánh răng liên kết lại với nhau giúp hỗ trợ lực khi người vận hành sử dụng lục giác để điều khiển đóng mở van trong trường hợp hệ thống gặp sự cố về nguồn điện.
- Bộ hiển thị tuyến tính: Đây là bộ phận chỉ xuất hiện ở trong bộ điều khiển điện tuyến tính, có chức năng giúp người vận hành có thể điều khiển và quan sát được mọi góc độ hoạt động của van. Với các góc độ đóng mở của van được hiển thị lần lượt từ 0 – 100% tượng trưng cho góc độ chuyển động của bi van từ 0 – 90 độ.
Phần van bi cơ
Van bi cơ là bộ phận được đặt ở bên dưới bộ điều khiển điện và cũng là bộ phận kết nối trực tiếp với hệ thống đường ống sử dụng. Qua đó người tiêu dùng có thể dễ dàng nhận biết và lựa chọn được loại van bi điều khiển điện với kiểu dáng, kích thước và chất liệu phù hợp với hệ thống đường ống của mình.
Hiện nay, tuy van bi cơ là một trong những dòng van công nghiệp được chế tạo và sản xuất với đa dạng kiểu dáng và chất liệu khá nhau. Nhưng nó vẫn có chung một cấu tạo bao gồm 5 bộ phận đó là: Thân van, trục van, bi van, gioăng làm kín và mặt bích kết nối. Các bạn có thể tham khảo qua hình ảnh dưới đây để có thể rõ hơn về cấu tạo của dòng van bi này.
Đối với từng bộ phận cấu tạo này đều có những đặc điểm, tính chất và nhiệm vụ làm việc khác nhau. Sau đây, mời các bạn cùng tham khảo về chi tiết của từng bộ phận cấu tạo này nhé.
- Thân van: Là bộ phận được thiết kế dưới dạng khối có nhiệm vụ bảo vệ các bộ phận bên trong như bi van, trục van hay gioăng làm kín tránh khỏi những tác động từ môi trường làm việc bên ngoài. Hiện nay, thân van bi được chế tạo và sản xuất với đa dạng chất liệu khác nhau như gang, nhựa, thép, inox,… giúp van bi điều khiển điện có thể lắp đặt sử dụng phù hợp với nhiều hệ thống trên thị trường.
- Trục van: Là bộ phân được thiết kế với chức năng liên kết chặt chẽ giữa bộ điều khiển điện với quả bi bên trong thân van. Nhiệm vụ chính của trục van đó là giúp truyền tải lực hoạt động sinh ra từ bộ điều khiển điện đến bi van giúp bi van có thể xoay chuyển với những góc độ đóng mở khác nhau.
- Bi van: Đây là một bộ phận được thiết kế dưới dạng một quả bi với 1 lỗ rỗng xuyên tâm có khả năng cho phép dòng chảy đi qua dễ dàng va cũng có thể ngăn chặn toàn bộ dòng chảy tại vị trí lắp đặt van.
- Gioăng làm kín: Là bộ phận được chế tao từ chất liệu chính đó là Teflon và được đặt ở 2 bên của quả bi bên trong thân van. Chức năng chính của bộ phận này đó là giúp van bi có thể đảm bảo được độ kín khít nhất định khi quả bi dừng chuyển động.
- Mặt bích kết nối: Đây là một bộ phận được thiết kế với đa dạng tiêu chuẩn khác nhau, giúp lắp đặt phù hợp với đa dạng mặt bích trên đường ống hiện nay. Ngoài mặt bích ra, các bạn cũng có thể lựa chọn những phương pháp kết nối khác như nối ren, lắp clamp hoặc kết nối rắc co.
Van bi điều khiển điện có nguyên lý hoạt động như thế nào
Nguyên lý hoạt động của van bi điều khiển điện dựa trên quá trình xoay chuyển góc độ hoạt động của quả bi bên trong thân van. Quá trình xoay chuyển này phụ thuộc hoàn toàn vào điện vị trí cung cấp nguồn điện vào bộ điều khiển.
Hiện nay, van bi điều khiển điện được lắp đặt và sử dụng với 2 dang hoạt động chính đó là dạng ON/OFF và dạng tuyến tính. Vậy nguyên lý hoạt động giữa 2 dạng van bi điều khiển điện này có điểm gì khác nhau, mời các bạn cùng tìm hiểu chi tiết ngay sau đây nhé.
Nguyên lý hoạt động van bi điều khiển điện ON/OFF
Đối với dòng van bi điều khiển điện ON/OFF thì chúng ta sẽ đấu nối nguồn điện vào bảng mạch điện theo thứ tự dây (2), (3), (4). Trong đó, dây (2) được gọi là dây trung tính và khi kết hợp giữa dây (2) với dây (3), nguồn điện đi vào bộ điều khiển sẽ tác động lên trục quay và làm trục quay chuyển động xoay theo hướng ngược chiều kim đồng hồ.
Khi trục quay chuyển động, nó sẽ kéo theo trục của van bi chuyển động theo cùng chiều với chiều mà trục quay đó chuyển động. Do trục van có sự liên kết chặt chẽ với quả bi nên khi trục van chuyển động, quả bi cũng sẽ xoay chuyển với góc độ mở từ từ. Khi bi van mở đến giới hạn nhất định, công tắc hành trình 1 sẽ tự động ngắt nguồn điện cung cấp vào bộ điều khiển để tạm dừng hết mọi chuyển động của các bộ phận bên trong nó. -> Kết thúc quá trình mở van.
Khi chúng ta kết hợp giữa dây (2) với dây (4), nguồn điện đi vào bộ điều khiển sẽ tác động lên trục quay và làm trục quay chuyển động xoay theo hướng cùng chiều kim đồng hồ. Khi trục quay chuyển động, nó sẽ kéo theo trục của van bi chuyển động theo cùng chiều với chiều mà trục quay đó chuyển động.
Trong quá trình chuyển động của trục van, nó sẽ kéo theo quả bi xoay chuyển từ vị trí mở hoàn toàn về vị trí đóng ban đầu. Khi bi van quay trở về vị trí đóng van đầu, công tắc hành trình 2 sẽ tự động ngắt nguồn điện cung cấp vào bộ điều khiển để tạm dừng hết mọi chuyển động của các bộ phận bên trong nó. -> Kết thúc quá trình đóng van.
Nguyên lý hoạt động van bi điều khiển điện tuyến tính
Đối với dòng van bi điều khiển điện tuyến tính thì chúng ta chỉ cần quan tâm đến số thứ tự trên bảng mạch điện lần lượt là (2) và (3), tượng trưng cho dây nóng và dây lạnh. Do đó, quá trình hoạt động đóng mở của van bi được người vận hành thực hiện thông qua các nút bấm trên bộ điều khiển điện hoặc các nút bấm trên bộ điều khiển từ xa.
Khi chúng ta kết nối nguồn điện vào trong bộ điều khiển, màn hình hiển thị sẽ sáng và hiển thị phần trăm đóng mở của quả bi bên trong thân van với tỉ lệ từ 0 – 100% tương ứng với 0 – 90 độ. Cụ thể hơn là khi chúng ta tiến hành mở van với phần trăm đóng mở là 50% tức là quả bi đang ở vị trí mở 45 độ.
Xem thêm : Van tuyến tính là gì
Sự khác nhau giữa van bi điều khiển điện và van bi điều khiển khí nén là gì
Van bi điều khiển điện và van bi điều khiển khí nén hiện đang là 2 dòng van công nghiệp điều khiển bằng tự động hóa được lắp đặt sử dụng nhiều bậc nhất trên thị trường hiện nay. Tuy đều là những dòng van có khả năng điều khiển bằng tự động hóa những giữa 2 dòng van này vẫn đang còn tồn tại một số điểm khác nhau như:
Điểm khác nhau | Van bi điều khiển điện | Van bi điều khiển khí nén |
Cách thức điều khiển | Sử dụng nguồn điện 24V, 220V hoặc 380V để tác động lên Motor điện. Khi nhận được tín hiệu điều khiển, motor sẽ quay, dẫn đến di chuyển trục van, giúp van mở hoặc đóng để kiểm soát lưu lượng chất lỏng hoặc khí thông qua ống dẫn. | Sử dụng nguồn năng lượng khí nén từ hệ thống máy nén khí với áp lực khí nén từ 3 – 8 bar. Khi áp suất khí nén đi vào sẽ tác dụng lên piston, piston sẽ di chuyển, giúp van mở hoặc đóng để kiểm soát lưu lượng chất lỏng hoặc khí trong đường ống. |
Tiêu thụ năng lượng và hiệu suất | Van bi điều khiển điện tiêu thụ năng lượng liên tục để duy trì hoạt động của motor. Hiệu suất của van bi điều khiển điện thường cao hơn khi hoạt động ở dạng mở hoàn toàn hoặc đóng hoàn toàn. | Van bi điều khiển khí nén tiêu thụ năng lượng chỉ khi áp suất khí nén được áp dụng để điều khiển van, do đó tiết kiệm năng lượng trong thời gian hoạt động không cần điều khiển. Hiệu suất của van bi khí nén thường không cao như van bi điện, đặc biệt khi hoạt động ở vị trí mở hoàn toàn hoặc đóng hoàn toàn. |
Tính linh hoạt và độ chính xác | Van bi điều khiển điện có khả năng kiểm soát chính xác và linh hoạt, thường được kết nối vào các hệ thống điều khiển tự động và có thể điều khiển từ xa. Với điều khiển điện cung cấp khả năng chính xác cao hơn, thường đạt được độ mở và đóng chính xác hơn. | Van bi điều khiển khí nén không thể điều khiển từ xa như van điện, và tốc độ điều khiển thấp hơn, do thời gian cần thiết để tạo áp suất khí nén và di chuyển piston. Do đó, đối với điều khiển khí nén luôn có độ chính xác thấp hơn so với điều khiển điện. |
Thời gian hoạt động | Có tốc đọ đóng mở chậm hơn so với dòng van bi điều khiển khí nén. Thường mất từ 15 – 30 giây cho một chu trình mở hoặc đóng van. | Có tốc độ đóng mở nhanh hơn so với van bi điều khiển điện. Thường chỉ mất từ 1 – 3 giây cho một chu trình đóng hoặc mở van. |
Chi phí lắp đặt, bảo trì va tuổi thọ của van. | Thường có chi phí cao hơn và đòi hỏi bảo trì định kỳ, đặc biệt là khi sử dụng trong các ứng dụng công nghiệp nặng. Tuổi thọ của van bi điện thường không cao bằng van bi khí nén. | Có chi phí thấp hơn và thường ít hỏng hóc hơn so với van bi điện. Nó cũng dễ dàng thay thế và bảo trì. Tuổi thọ của van bi khí nén thường cao hơn do ít bị hao mòn và tổn hao trong quá trình hoạt động. |
Xem thêm : Sự khác biệt giữa van bướm và van cổng
Một số lưu ý khi lựa chọn van bi điều khiển điện
Lựa chọn đúng loại van bi điều khiển điện sao cho vừa có thể đáp ứng được với những nhu cầu sử dụng của người vận hành, vừa có thể đảm bảo được khả năng hoạt động trong hệ thống làm việc. Đây là một trong những bước khởi đầu nói nên được kết quả làm việc của cả hệ thống nên chúng ta cần chú ý thật kỹ lưỡng trước khi lựa chọn van bi điều khiển điện.
Ngoài ra, để giúp các quý khách hàng có thể lựa chọn chính xác được loại van bi điều khiển điện mà mình cho là cần thiết, các bạn hãy tham khảo qua một số lưu ý khi lựa chọn van ở dưới đây:
- Xác định dòng lưu chất bên trong là gì? Nhiệt độ và áp lực làm việc là bao nhiêu? và điều kiện làm việc ở bên ngoài đường ống là như thế nào. Khi đã nắm hết được những điều này giúp cho các bạn có thể lựa chọn được chính xác loại van bi điều khiển điện với chất liệu chế tạo phù hợp nhất.
- Dòng van này hiện đang được chế tạo và sản xuất với đa dạng kích thước khác nhau từ DN15 đến DN300. Do đó chúng ta cần nên lựa chọn van bi điều khiển điện sao cho kích thước của van bi đồng nhất với kích thước của đường ống cần lắp đặt.
- Lựa chọn van bi điều khiển điện với kiểu lắp đặt thích hợp chẳng hạn như nối ren, lắp bích, kết nối rắc co hoặc kết nối Clamp.
- Lựa chọn bộ điều khiển cho van bi điều khiển điện với dạng hoạt động phù hợp nhất. Ví dụ như hệ thống có yêu cầu về kiểm soát dòng chảy thì nên sử dụng van bi điều khiển điện ON/OFF còn nếu hệ thống có yêu cầu về điều tiết dòng chảy thì nên lựa chọn van bi điều khiển điện tuyến tính.
- Nguồn điện áp sử dụng cho bộ điều khiển điện cũng là một trong những vấn đề mà chúng ta cần nên lưu ý. Hiện nay, van bi điều khiển điện có thể hoạt động dưới đa dạng nguồn điện áp như 24V, 220V hoặc 380V, tùy vào từng bộ điều khiển. Do đó chúng ta cần nên chú ý để lựa chọn loại van bi điều khiển điện với nguồn điện áp sử dụng phù hợp nhất.
- Lựa chọn nhà cung cấp van bi điều khiển điện uy tin, tin cậy nhằm đảm bảo được sản phẩm các bạn nhận được đều là những sản phẩm chính hãng, chất lượng cùng với đó là rõ nguồn gốc xuất xứ.
Trong quá trình sử dụng van bi điều khiển điện cần lưu ý những gì
Van bi điện là một dòng van công nghiệp được sử dụng nguồn điện để điều khiển các hoạt động đóng mở của van bi, từ đó giúp người vận hành kiểm soát, điều tiết lưu lượng dòng chảy một cách chính xác nhất. Tuy nhiên, để dòng van bi điều khiển điện này có thể hoạt động và làm việc một cách ổn định và an toàn nhất thì trong suốt quá trình sử dụng, chúng ta cần nên lưu ý những vấn đề sau:
- Trước khi sử dụng van bi điều khiển điện điện, chúng ta cần đọc kỹ thông số kỹ thuật của van như áp suất làm việc, nhiệt độ hoạt động, kích thước, dòng điện cần sử dụng, điện áp,…. Điều này giúp chúng ta có thể đảm bảo van phù hợp với các ứng dụng cụ thể trong hệ thống của mình.
- Đấu nối mạch điện và lắp đặt van bi điều khiển điện đúng cách để đảm bảo hoạt động ổn định và tránh rò rỉ. Hãy luôn tuân thủ hướng dẫn của nhà sản xuất và đảm bảo van được gắn chặt, không bị nghiêng, và có ổn định.
- Đối với dòng van bi điều khiển bằng điện này cần được bảo dưỡng định kỳ để duy trì hiệu suất tốt nhất. Kiểm tra và làm sạch van thường xuyên để tránh cặn bẩn và rỉ sét. Thay thế các linh kiện cũ hoặc hỏng nếu cần.
- Luôn tuân thủ yêu cầu về điện áp và dòng điện của van bi điều khiển điện. Tránh sử dụng điện áp quá cao hoặc quá thấp, điều này có thể gây hỏng hoặc ngắt hoạt động của van.
- Sử dụng điều khiển an toàn và đúng cách để tránh tai nạn và chấn thương. Lưu ý tắt nguồn điện khi không sử dụng và không để bất kỳ vật gì cản trở đóng hoặc mở van.
- Đảm bảo rằng van bi điều khiển điện được sử dụng trong môi trường mà nó đã được thiết kế để hoạt động. Môi trường có thể bao gồm áp suất, nhiệt độ và dòng lưu chất cụ thể.
- Theo dõi hoạt động của van bi điều khiển điện và nắm vững các dấu hiệu bất thường như tiếng ồn, rung lắc hoặc rò rỉ. Nếu phát hiện vấn đề, hãy tắt nguồn và kiểm tra sửa chữa ngay lập tức.
Các biện pháp bảo trì, bảo dưỡng van bi điều khiển điện
Bảo trì và bảo dưỡng van bi điều khiển điện là một trong những công việc quan trọng liên quan đến hiệu suất, độ tin cậy và tuổi thọ của van. Tuy nhiên, để bảo trì, bảo dưỡng van sao cho đúng kỹ thuật nhất thì mời quý vị và các bạn cùng tham khảo ngay sau đây nhé.
- Thực hiện kiểm tra định kỳ trên van bi điều khiển điện để phát hiện sớm các vấn đề nhỏ trước khi chúng trở thành vấn đề lớn. Xác định lịch trình kiểm tra thích hợp dựa trên yêu cầu và tần suất sử dụng của van.
- Loại bỏ bụi, cặn bẩn, rỉ sét hoặc các tạp chất có thể làm ảnh hưởng đến hoạt động của van. Sử dụng các chất tẩy rửa phù hợp và không gây hại cho các bề mặt của van.
- Áp dụng chất bôi trơn phù hợp vào các điểm tiếp xúc của van bi để giảm ma sát và đảm bảo hoạt động mượt mà.
- Kiểm tra các đường dây điện, bộ điều khiển và các phần liên quan khác để đảm bảo hệ thống điện hoạt động đúng cách và an toàn.
- Kiểm tra các thông số vận hành của van bi điện, bao gồm áp suất, nhiệt độ, và dòng điện để đảm bảo rằng van hoạt động ở mức độ tối ưu và không gặp vấn đề gì.
- Đảm bảo rằng van bi kín khít hoàn toàn khi đóng và không có rò rỉ khi mở hoặc ngay cả khi van đóng.
- Khi van bi điện không sử dụng trong một thời gian dài, hãy bảo quản nó ở nơi khô ráo, sạch sẽ và tránh nơi có nhiệt độ và độ ẩm cao.
- Đào tạo nhân viên vận hành và bảo trì để đảm bảo họ hiểu rõ cách hoạt động và bảo dưỡng van bi điều khiển điện một cách đúng đắn.
Hướng dẫn lắp đặt van bi điều khiển điện vào đường ống đúng kỹ thuật nhất
Để lắp đặt van bi điều khiển điện vào hệ thống đường ống sao cho đúng cách, đúng kỹ thuật nhất, chắc hẳn trên thị trường hiện nay vẫn đang còn rất người người tiêu dùng còn đang thắc mắc về vấn đề này. Chính vì thể, để nhằm giúp các quý khách hàng có thể lắp đặt sử dụng van bi điều khiển điện sao cho đúng cách và hiệu quả nhất.
Mời các bạn cùng tham khảo qua các bước lắp đặt van bi điều khiển điện ngay dưới đây:
Bước 1: Chuẩn bị dụng cụ lắp đặt
Trước khi chúng ta tiến hành lắp đặt một dòng van công nghiệp nào đó vào hệ thống đường ống thì chúng ta cần nên chuẩn bị hết tất cả các dụng cụ cần thiết liên quan đến việc lắp đặt van sắp tới. Đối với dòng van bi điều khiển điện này cũng thế, vậy chúng ta cần nên chuẩn bị những gì trước khi đưa van vào lắp đặt trên đường ống. Mời các bạn cùng tìm hiểu ngay nhé.
Nhìn chung thì chúng ta cần nên chuẩn bị các dụng cụ cần thiết như cờ lê, mỏ lết, tua vít, băng keo,… Tuy nhiên, đối với từng kiểu kết nối của còng van bi điều khiển điện này thì chúng ta cần nên bổ sung thêm một số phụ kiện khác như:
- Đối với van bi điều khiển điện nối ren thì chúng ta cần nên chuẩn bị thêm một vài cuộn băng tan. Các cuộn băng tan này giúp cho van được cố định chắc chắn hơn trên hệ thống đường ống của mình, đồng thời nó còn đảm bảo được độ kín khít rất tốt.
- Đối với van bi điều khiển điện mặt bích thì ngoài việc chúng ta chuẩn bị các dụng cụ cần thiết như trên, chúng ta cần nên chuẩn bị thêm một số phụ kiện đi kèm như bulong, đai ốc, gioăng cao su,…
- Đối với van bi điều khiển điện kết nối rắc co thì do đây là dòng van thường tồn tại ở dạng van bi nhựa nên trong quá trình lắp đặt van vào hệ thống đường ống. Chúng ta cần nên bổ sung thêm những loại băng keo dán nhựa chuyên dụng để giúp van có thể cố định chắc chắn được trên hệ thống đường ống cần lắp đặt.
Bước 2: Xác định vị trí lắp đặt trên đường ống
Sau khi chúng ta đã chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ cần thiết để lắp đặt van bi điều khiển điện vào hệ thống đường ống thì bước tiếp theo chúng ta cần làm đó là xác định vị trí lắp đặt van bi trên đường ống đó. Chúng ta nên nhớ rằng, vị trí lắp đặt là vị trí thuận tiện, ngoài việc giúp van có thể hoạt động và làm việc một cách ổn định thì nó còn phải đảm bảo được người vận hành có thể dễ dàng lắp đặt cũng như tháo ra bảo trì, thay thế.
Chính vì thế, việc xác định vị trí lắp đặt van bi điều khiển điện là việc vô cùng quan trọng. Các bạn cần nên chú ý thật kỹ về bước lắp đặt này để tránh được những sự cố không đáng có khi van trong quá trình hoạt động. Ngoài ra, giữa 2 đường ống cần lắp đặt van bi phải có khoảng cánh bằng với chiều dài của loại van bi điều khiển điện mà các bạn lựa chọn.
Bước 3: Tiến hành lắp đặt van bi điều khiển điện vào đường ống
Sau khi chúng ta đã xác định thành công vị trí cần lắp đặt van bi điều khiển điện thì chúng ta bắt đầu tiến hành đưa van bi điều khiển vào vị trí đã xác định đó. Tuy nhiên, với mỗi kiểu lắp đặt khác nhau của van bi điều khiển điện, chúng được tiến hành lắp đặt với những thao tác khác nhau. Do đó, chúng tôi xin mời quý vị và các bạn cùng tìm hiểu chi tiết ngay sau đây nhé:
- Về van bi điều khiển điện nối ren thì chúng ta cần nên quấn băng tan vào các điểm ren ngoài trên đường ống, sau đó chúng ta tiến hành đưa van bi vào và vặn chặn. Lưu ý quá trình vặn chặt van bi trên đường ống chúng ta cần nên thực hiện một cách nhẹ nhàng và vặn đúng chiều với tiêu chuẩn ren giữa van bi với đường ống.
- Đối với van bi điều khiển điện mặt bích thì sau khi chúng ta đưa van vào vị trí đã xác định, chúng ta cần chèn thêm gioăng cao su ở điểm kết nối giữa mặt bích của van với mặt bích của đường ống. Sau đó tiến hành đưa bulong + đai ốc vào các lỗ bulong được định sẵn trên mặt bích và xiết chặt.
- Đối với dòng van bi điều khiển điện kết nối rắc co thì chúng ta nên lắp ráp các rắc co trên van bi vào đường ống trước khi đưa cả van vào lắp đặt. Khi đã lắp đặt thành công rắc co vào đường ống thì việc lắp đặt của người vận hành sẽ trở nên đơn giản rất nhiều đó là đưa van bi vào và vặn chặt.
Bước 4: Kiểm tra và vận hành thử
Sau khi chúng ta đã lắp đặt thành công van bi điều khiển điện vào hệ thống đường ống thì chúng ta cần nên kiểm tra xem trong suốt quá trình lắp đặt, chúng ta có làm sai bước nào hay là không. Sau đó chúng ta nên tiến hành vận hành thử van bi điều khiển điện trên đường ống trước khi đưa van vào quá trình làm việc chính thức.
Nếu như trong quá trình vận hành thử van bi điều khiển điện có gặp những vấn để gì thì chúng ta cần nên dừng hoạt động hệ thống sau đó kiểm tra và khắc phục ngay lập tức.