Hệ thông chiller

Cập nhật lần cuối ngày: 31/07/2023

Hệ thống Chiller là gì – Giới thiệu chúng về hệ thống chiller

Nhắc đến các hệ thống làm lạnh, hệ thống điều hòa không khí chúng ta sẽ nghĩ đến ngay đó là hệ thống HVAC. Tuy nhiên vẫn còn 1 dạng hệ thống làm lạnh được sử dụng trong các khu vực lớn như trung tâm thương mại, các văn phòng hội nghĩ lơn hay các kho xưởng cần đảm bảo nhiệt độ ở mức lạnh sâu đó là hệ thống Chiller hay còn gọi là hệ thống điều hòa trung tâm.

Vậy hệ thống Chiller này có những đặc điểm gì, chúng được sử dụng như thế nào để phục vụ cho đời sống của con người. Dưới đây là giới thiệu chi tiết về hệ thống điều hòa không khí trung tâm, cấu tạo và cách hoạt động của chúng,

Định nghĩa về hệ thống chiller

Hệ thống Chiller hay còn gọi hệ thống điều hòa trung tâm, đây là hệ thống làm lạnh được sử dụng trong các khu vực lớn như trung tâm thương mại, các nhà máy, các khu vực yêu cầu mức độ làm lạnh sâu. Hệ thống Chiller hoặt động dựa trên nguyên lý hấp thụ và giải phóng nhiệt, cụ thể chúng loại bỏ nhiệt từ nguồn chính và truyền đến nguồn khác quá trình này được lặp đi lặp lại để điều chính nhiệt độ luôn ở mức mong muốn.

he-thong-chiller

Có nhiều loại hệ thống chiller khác nhau như chiller nước, chiller hơi, chiller háp thụ và chiller hấp thụ hơi nước. Các loại chiller đều có cấu tạo và nguyên lý hoạt động riêng tuy nhiên mục địch chung của chúng đều là làm lạnh không gian và bảo đảm nhiệt độ không khí luôn ở mức cần thiết. Ngoài ra hệ thống này cũng tích hợp rất nhiều các công nghệ hiện đại như công nghệ tiết kiệm năng lượng, bảo toàn năng lượng và các công nghệ tự động hóa hoặc điều khiển từ xa.

Ưu nhược điểm của hệ thống chiller

Mỗi một hệ thống đều có những ưu điểm và nhược điểm riêng, hệ thống chiller cũng vậy chúng cũng có những ưu điểm vượt trội của riêng mình, đi cùng với đó là  số hạn chế nhất định của hệ thống này. Dưới đây chúng ta cùng tìm hiểu đôi chút về các ưu điểm và nhược điểm của hệ thống điều hòa chiller này.

he-thong-dieu-hoa-trung-tam

Ưu điểm của hệ thống Chiller

Chiller là hệ thống làm lạnh hiện đại được sử dụng rất phổ biến trong các tào nhà thương mại, các khu công nghiệp hay các công trình quy mô lớn, vậy tại sao chúng lại được ưu chuộng sử dụng trong những khu vực trên. Để hiểu thêm 1 số lợi ích mà hệ thống này có thể mang lại cho chúng ta, dưới đây là ưu điểm của hệ thống này mời quý vị cùng tham khảo.

  • Hiệu xuất làm lạnh: Chiller là một trong những hệ thống làm lạnh công xuất cao hiện đại bậc nhất hiện nay, chúng có thể làm lạnh và giữ nhiệt độ ở mức ổn định trong 1 không gian lớn mà không cần chắp vá nhiều hệ thống.
  • Công nghệ hiện đại: Chiller được tích hợp rất nhiều các công nghệ hiện đại như công nghệ tiết kiệm năng lượng, công nghệ bảo toàn năng lượng, công nghệ tự động hóa, điều khiển từ xa chính xác đảm bảo được các yêu cầu nghiêm ngặt về nhiệt độ trong các ứng dụng.
  • Độ bền cao và hoạt động tin cậy: Hệ thống điều hòa chiller được thiết kế từ các vật liệu đặc thù chất lượng cao, có độ bền tốt, có thể hoạt động liên tục rất đang tin cậy trong các môi trường công nghiệp hiện nay.
  • Tính linh hoạt trong ứng dụng: Chiller có tính linh hoạt cao, có thể tùy chỉnh nhiệt độ ở da dạng mức độ khác nhau điều này giúp chúng phù hợp sử dụng ở đa dạng môi trường khác nhau, ngoài ra các hệ thống Chiller còn có thể mở rộng để đáp ứng tốt các nhu cầu sử dụng.
  • Tác động đến môi trường: Được tích hợp rất nhiều các công nghệ hiện đại, sử dụng các chất làm lạnh an toàn không gây hại đến tầng ozon và không khí, giúp giảm thiểu các tác động đến môi trường.

Nhược điểm của hệ thống Chiller

Đi kèm với các ưu điểm vượt trội thì hệ thống chiller cũng có những hạn nhất định của mình.

  • Chiller là 1 hệ thống lớn cần không gian lắp đặt lớn, ngoài ra hệ thống đường ống làm mát khá phức tạp rất tốn diện tích nên không phù hợp lắp đặt ở các vị trí không gian nhỏ.
  • Là 1 hệ thống lớn nên công việc thi công lắp đặt hệ thống rất tốn thời gian và nhân công.
  • Sử dụng nhiều công nghệ cao áp dụng cho hệ thống nến cần nhân việc có kỹ thuật, yêu cầu về trình độ chuyên môn cao để vận hành.
  • Cần thường xuyên bảo trì bảo dưỡng định kỳ cho hệ thống đảm bảo hệ thống hoạt động hiệu quả và an toàn.

Cấu tạo của hệ thống Chiller

Là hệ thống có kích thước lơn, nên chúng có rất nhiều các thiết bị và máy móc trong cùng 1 hệ thống. Dưới đây chúng tôi đã phân biệt chức năng và gom thì thành 5 phần chính của hệ thống này:

cau-tao-he-thong-chiller

  • Phần làm lạnh ( Evaporator )
  • Phần nén khí ( Compressor )
  • Phần làm mát ( Condenser )
  • Phần van mở/ngắt ( Expansion Valve )
  • Phần điều khiển ( Control System )

Tất cả các phần trên đều rất quan trọng trong hệ thống điều hòa trung tâm chiller. Tuy nhiên có 3 bộ phận đóng vai trò chính trong việc tạo ra nhiệt độ lạnh để làm mát môi trường xung quanh, đó là những bộ phận sau:

Bộ phận – Máy làm lạnh Water chiller

Máy làm lạnh chiller là một thiết bị quan trọng của hệ thông điều hòa trung tâm, máy chiller làm lạnh đóng vai trò quan trọng trong quá trình làm mát của hệ thống bằng cách tạo ra nước lạnh rồi phân phối chúng đến các bộ phận khác như bộ trao đổi nhiệt, cuộn dây để sử lý không khí trong quá trình làm mát.

may-lam-lanh-water-chiller

Một máy làm lạnh nước chiller có 4 bộ phận chính là van tiết lưu, máy nén, bình ngưng và thiết bị bay hơi, và các bộ phận nhỏ khác. Các bộ phận này hoạt động thông quá các nguyên tắc của động lực học và sự chuyển đổi trạng tháy vật lý của nước: Chất khí chuyển đổi thành chất lỏng, chất lỏng chuyển đổi thành chất rắn, trong quá trình này, nhiệt sẽ được hấp thụ từ môi trường xung quanh dẫn đến hiện tượng làm mát.

Bộ phận – Dàn trao đổi nhiệt  AHU 

Dàn trao đổi nhiệt AHU hay còn được gọi là bộ xử lý không khí, là bộ phận thiết yêu mà hầu nhứ bất kể thiết bị điều hòa không khí nào cũng có. Bộ trao đổi nhiệt được thiết kế để lưu thông không khí của hệ thống sưởi ấm, thống gió và hệ thống điều hòa trung tâm. Bộ xử lý không khí nèn hoạt động như một thiết bị trao đổi nhiệt và kiểm soát độ ẩm, đảm bảo độ sạch của không khí trong hệ thống mà môi trường sử dụng.

Dan-trao-doi-nhiet-AHU

Một bộ trao đổi nhiệt AHU bao gồm các thành phần chính như:

  • Bộ phận quạt gió ( Chiller giải nhiệt gió )
  • Bộ phận trao đổi nhiệt ( Coil lạnh )
  • Bộ phận lọc gió
  • Vỏ bảo vệ
  • Các loại van điều chỉnh gió

Dàn trao đổi nhiệt hoạt động như một thiết bị trao đổi nhiệt và độ ẩm của không khí khi đi qua nó. Khi không khí được đưa vào AHU thông qua các van khí, sẽ đi qua bộ phận trao đổi nhiệt trong hệ thống để làm mát và giảm nhiệt độ của dòng khí đi qua. Không khí được làm mát sẽ được đưa qua bộ phận lọc để loại bỏ bụi bẩn, trước khi chúng được phân phối đi qua các ống dẫn dẫn nhưng khu vực cần thiết.

Bộ phận tháp tản nhiệt – Cooling Tower

Tháp tản nhiệt là bộ phận quan trọng của hệ thống điều hòa trung tâm, chúng giúp làm mát cho hệ thống đảm bảo hệ thống được hoạt động hiệu quả, hơn thế tháp tản nhiệt giúp duy trì nhiệt độ cần bằng và ổn định của hệ thống trong quá trình vận hành.

thap-giai-nhiet

Tháp tản nhiệt bao gồm các thành phần sau:

  • Bộ phận vỏ
  • Bộ phận giải nhiệt ( Tấm giải nhiệt )
  • Bộ phận cánh quạt
  • Bộ phận phân nước
  • Bộ phận tản nước ( Đệm tản nước )

Cơ chế hoạt động của tháp tản nhiệt dựa vào nguyên lý bay hơi của nước, nó chiết xuất nhiệt từ hơi nước và thải nó vào khí quyển. Phần nước còn lại được tháp làm mát và đưa đến các bộ phận, khu vực cần thiết.

Cụ thể, nước nước được đua vào hệ thống và dươi xuống bộ phận tản nhiệt, đồng thời không khí nóng xung quanh tháp sẽ được đưa và và đẩy lên theo phương thẳng đứng. Khi nước và không khí gặp nhau, không khí nóng và hơi nước sẽ được đẩy ra bên ngoài, phần nước còn lại sẽ được làm mát rơi xuống bồn và được tuần hoàn trở lại hệ thống.

Tìm hiểu thêm: Van bi 3 ngã, các đặc điểm và ứng dụng của dòng van này trong hệ thống

Nguyên lý hoạt động của hệ thống Chiller

Hệ thống điều hòa trung tâm chiller hoạt động theo các nguyên lý nhiệt động lực học và bảo tồn năng lượng, sử dụng các thiết bị chính như máy làm lạnh, bộ xử lý không khí ( AHU ), tháp giải nhiệt và cá loại máy bơm khác nhau. Tất cả các bộ phận trên hợp lại thành 1 hệ thống hoàn hảo, được thiết kế để tạo điều kiện chuyển đổi trạng thái của nước phục vụ cho việc điều hào nhiệt độ.

nguyen-ly-hoat-dong-cua-he-thong-chiller

Bản đầu, nước được chuyển từ đường ống vào máy làm lạnh, nới nước được làm mát xuống nhiệt độ từ 6-7 độ C. Nước được làm mát xong sẽ được phân phối đến các bộ trao đổi nhiệt AHU, tại dây 1 phần nước sẽ được sử dụng để làm mát không khí bên trong AHU. Không khí nèn sẽ được phân tán để giảm nhiệt độ phòng theo nhu cầu mong muốn.

Khi nhiệt độ của không khí trong phòng tăng lên quá mức cài đặt chúng sẽ được tuần hoàn trở lại đệ thống để tái làm lạnh và ở nhiệt độ 7 độ C. Chu kỳ này được duy trì lặp đi lặp lại.

Đồng thời máy làm lạnh khi làm lạnh nước sẽ tạo ra 1 lượng nước nóng khoảng 33-35 độ C. Để tránh các hiện tại quá nhiệt lượng nước nóng này sẽ được đưa đến tháp giải nhiệt để giảm nhiệt độ về nhiệt độ phòng là (28-39 độ C ), trước khi chúng được đưa trở lại Chiller.

Các vòng tuần hoàn của hệ thống chiller

vong-tuan-hoan-cua-he-thong-chiller

Theo hình ảnh trên, 1 hệ thống điều hòa trung tâm gồm 4 vòng tuần hoàn chính:

  • Vòng tròn màu đỏ: Thể hiện vòng tuần hoàn nước nóng được bơm vào tháp giải nhiệt để phân tán nhiệt ra môi trường.
  • Vòng tròn màu xanh: Đây là vòng tuần hoàn của gas lạnh trong dàn lạnh water chiller.
  • Vòng tròn màu tím: Điều này biểu thị chu kỳ nước lạnh được bơm đến các thiết bị như Bộ xử lý không khí (AHU), Bộ cuộn dây quạt (FCU), Bộ không khí sơ cấp (PAU), Bộ trao đổi nhiệt dạng tấm (PHE) và các thiết bị khác.
  • Vòng tròn màu vàng: Điều này tượng trưng cho chu kỳ ống dẫn phân phối không khí điều hòa vào các không gian được chỉ định.

Các thiết bị được sử dụng trong hệ thống Chiller

Trên hệ thống chiller có rất nhiều các thiết bị khác nhau, chúng bổ trợ cho hoạt động của hệ thống, đảm bảo trong quá trình hoạt động của hệ thống được ổn định, đạt hiệu xuất cao. Dưới đây là 1 số thiết bị cần thiết sử dụng cho hệ thống điều hòa trung tâm, mời các bạn cùng tham khảo.

Các loại van cơ

Các loại van cơ được áp dụng rất nhiều trong các hệ thống điều hòa trung tâm, chúng được ứng dụng đều điều chỉnh hoạt động, lưu lượng của các dòng chảy trong hệ thống chliier. Các dòng van cơ được lắp đặt trong hệ thống để đảm bảo lưu lượng chất lỏng, khi trong đường ống hệ thống được điều chỉnh 1 cách linh hoạt và chính xác.

van cong nghiep

Một số dòng van cơ sử dụng trong hệ thống điều hòa trung tâm có thể kể đến như van bi, van bướm, van cổng, van 1 chiều, van giảm áp, van an toàn, van xả khí,…

Van điều khiển điện

Cũng như các dòng van cơ, được sử dụng để điều chỉnh lưu lượng lưu chất lỏng hoặc khí trong hệ thống điều hòa trung tâm, tuy nhiên các dòng van điều khiển điện hoạt động hoàn toàn tự động dựa trên điện năng được cung cấp cho van. Ngoài ra với các dòng van điều khiển tự động chúng ta có thể kiển soát hoạt động của van 1 cách chính xác từ xa mà không cần đến sự can thiệp của con người.

van-tu-dong-khi-nen

Các dòng van này giúp hệ thống chiller hoạt động hiệu quả hơn, giúp tăng khả năng điều chỉnh lưu lượng và hoạt động đóng mở của dòng chảy. Đặc biệt khi sử dụng van điện giúp tăng tính chính xác trong quá trình điều tiết lưu lượng dòng chảy, giảm thiểu đáng để các sai sót trong quá trình hoạt động của hệ thống.

Xem thêm: CHi tiết dòng van bi điều khiển khí nén Geko

Van cân bằng

Trong các hệ thống điều hòa trung tâm thì van cân bằng là thiết bị trọng yếu không thể thiếu, bởi chúng giúp cân bằng áp lực của các dòng chảy trong hệ thống, đảm bảo hệ thống hoạt động hiệu quả. tránh các hiện tượng tăng áp đốt xuất hay cấc hiện tượng chênh lệch nhiệt độ giữ các khu vực khi việc phân bố lưu chất diễn ra không đồng đều.

van-can-bang

Có thể thấy van cân bằng thiết bị vô cùng quan trọng của hệ thống chiller, có nhiều van cân bằng có thể dụng dụng trong hệ thống có thể là van cân bằng cơ hoặc van cân bằng kết hợp điều khiển điện hoặc khí, hay các dòng van cần bằng chênh áp trong hệ thống.

Bộ lọc trong hệ thống Chiller

Với 1 hệ thống điều chỉnh nhiệt độ không khí trong 1 khu vựa lớn như hệ thống chiller thì bộ lọc không khí, hay các bộ lọc lưu chất là bộ phận không thể thiếu. Việc sử dụng các bộ lọc này đảm bảo lưu chất ra vào hệ thống được sạch sẻ không có các bụi bẩn hay cặn rác, giảm thiểu đang kể các vấn đề có thể sảy ra do các cặn rác tích tụ gây ra.

bo-loc-trong-he-thong-chiller

Bộ lọc có thể được lắp đặt ở nhiều vị trí khác nhau trong hệ thống, như đầu vào, đầu ra của hệ thống hay có thể được lắp đặt ở các đầu thiết bị trong hệ thống đường ống. Có nhiều loại bộ dọc hệ thống chiller khác nhau, ở mỗi địa điểm lắp đặt cần tìm hiểu và lựa chọn loại phù hợp với chức năng và nơi lắp đặt yêu cầu.

Thiết bị đo lưu lượng

Hệ thống chiller là 1 lớn có các phần hoạt động riêng biệt khác nhau, để đảm bảo hoạt động của từng phần và biết rõ khối lượng và lưu lượng dòng chảy đi qua các đường ống trong hệ thống là bao nhiêu chúng ta cần sử dụng các thiết bị đo lường. Các thiết bị này sẽ báo cho chúng ta biết lưu lượng các dòng chảy đi qua trong đường ống việc này đảm bảo được hệ thống chiller đang hoạt động hiệu quả hay không, có sảy ra các hiện tượng tăng hay giảm lưu lượng đột ngột.

Trong 1 hệ thống điều hòa trung tâm các thiết bị đo lường được sử dụng để đê lưu lượng nước, khí hoặc các dung dịch làm mát trong hệ thống. Việc này giúp chúng ta có thể theo dõi được hiệu xuất của hệ thống đường ống, đảm bảo được lưu lượng lưu chât trong hệ thống phù hợp với chu trình hoạt động của từng khu vực. Đồng thời các thiêt bị này giúp giảm thiểu các sự cố chảy ngươc, tắc nghẽn hay hư hỏng của các thiết bị, bộ phận trong hệ thống đường ống.

cac-loai-dong-ho-nuoc-dien-tu

Một số thiết bị đo lường được sử dụng trong hệ thống chiller

  • Đồng hồ đo lưu lượng nước
  • Đồng hồ đo lưu lượng khí ( hơi )
  • Đồng hồ đo áp xuất
  • Đồng hồ đo lưu lượng hơi nóng

Khớp nối

Trong hệ thống điều hòa trung tâm các đượng ống trong hệ thống được lắp đặt 1 cách tối ưu nhất về diện tích cũng như phù hợp với khu vực lắp đặt, việc này cần lắp đặt các đường ống theo nhiều đường khác nhau. Khí đó chúng ta cần sự dụng để các khớp nới để đảm bảo được liên kết giữ các thiết bị và đường ống lại với nhau.

khop-noi

Có hiều dạng khớp nối được sử dụng trong hệ thống chiller giải nhiệt nước có thể kể đến như khớp cứng, khớp nối xoắn, khớp nôi hàn, khớp nối vít, khớp nôi mặt bích,… Mỗi dạng khớp nối đều có ưu điểm và đặc điểm riêng được sử dụng và ứng dụng ở các vị trí khác nhau.

Công tắc áp suất, công tắc dòng chảy

Để có thể giảm sát áp xuất và dòng chảy của các lưu chất trong các đường ống của hệ thống điều hòa trung tâm. Các thiêt bị như công tắc áp xuất và công tắc dòng chảy là 2 thiết bị có thể hoàn thành tốt các nhiệm vụ này.

Công tắc áp xuất được lắp đặt trong các đường ống dẫn của chất làm lạnh, khí để giảm sát áp xuất của lưu chất khi đi qua hệ thống trong quá trình hoạt động. Khi áp xuất tăng hoặc giảm xuống đến mức đã được thiết lập trước, thì công tắc áp xuất sẽ được kích hoạt và gửi tín hiệu về tủ điều khiển. Để thực hiện các thao tác điều chỉnh áp xuất về với mức phù hợp với hệ thống đường ống.

Công tắc dòng chảy thường được lắp đặt ở các vị trí đường ống dẫn nước, công tắc này giúp giám sát dòng chảy nước trong đường ống hệ thống, khi áp lực hoặc lưu lượng của dòng chảy nước tăng hay giảm đến mức được cài đặt. công tắc sẽ báo tín hiệu về hệ thống điều khiển từ đó điều chỉnh dòng chảy nước sao cho phù hợp với yêu cầu.

Thiết bị đo nhiệt độ, áp suất

Là hệ thống điều hòa trung tâm nên việc đo nhiệt độ và áp xuất của các lưu chất trong hệ thống là vô cùng quan trong. Có rất nhiều các thiết bị đo nhiệt độ và áp xuất được lắp đặt trong hệ thống chiller, chúng thường được lắp đặt tại các địa điểm như đường ống dẫn chất làm lạnh, đường ống dẫn nước đã qua xử lý hay các đường ống dẫn khí,…

thiet-bi-do-nhiet-do-ap-xuat

Việc sử dụng các thiết bị đo giúp hiện thị các thông số nhiệt độ và áp xuất của các đường ống trong hệ thống, từ đó có thể điều chỉnh các thông số này sao cho phù hợp với yêu cầu của hệ thống. Giúp đảm bảo các thông số nhiệt độ và áp xuất luôn được kiểm soát ở mức an toàn và phù hợp cho hoạt động của hệ thống chiller nhất có thể.

Các phụ kiện đường ống

Trong bất kỳ hệ thống đường ống nào đều có các phụ kiện đi kèm trong quá trình lắp đặt và vận hành. Việc sử dụng các phụ kiện giúp đảm bảo được các kết nối đường ống với đường ống hay giữa đường ống với các thiết bị được chắc chắn và kín kẻ.

Các phụ kiện được sử dụng trong hệ thống chiller:

  • Mặt bích: Mặt bích là phụ kiện thường được hàn vào các đầu nối của đường ống, chúng có nhiệm vụ kết nối các đường ống hạy với nhau hoặc kết nối các trang thiết bị vào đường ống hệ thống.
  • Măng sông: Là phụ kiện được sử dụng rất nhiều trong hệ thống, chúng có nhiệm vụ kết nối 2 đường ống có kích thước khác nhau lại với nhau.
  • Tê: Trong 1 đường ống chúng ta sẽ có các hướng rẻ đường ống khác nhau, hoặc chia đường ống thành nhiều nhánh, khi đó tê sẽ được sử dụng.
  • Gioăng: Là phụ kiện được làm từ chất liệu PTFE, EPDM,… Đây là phụ kiện được sử dụng trong các công đoạn nối đường ống hay thiết bị, chúng giúp việc kết nối được kín kẻ.

Điểm giống và khác nhau giữ hệ thống HVAC và hệ thống Chiller

Cả 2 hệ thống kể trên đều được sử dụng để làm lạnh và điều hòa không khí trong 1 không gian nhất định. Vậy hệ thống chiller và hệ thống HVAC giống nhau và khác nhau ở điểm nào, dưới đây chúng ta sẽ cùng tìm hiểu rõ 2 vấn đề này.

mot so luu y khi lap dat he thong chiller

Giống nhau

  • Chức năng làm lạnh: Cả hệ thống chiller và hệ thống HVAC đều được sử dụng để làm lạnh không gian cố định hoặc trong các nhà máy sản xuất hay môi trường yêu cầu nhiệt độ thấp hơn nhiệt độ trung bình ngoài trời.
  • Điều chỉnh nhiệt độ: Cả 2 hệ thống đều có khả năng điều chỉnh nhiệt độ tùy theo nhu cầu sử dụng.
  • Sử dụng chất làm lạnh: Cả 2 hệ thống đều sử dụng chất lỏng hoặc khí, hơi để làm lạnh.
  • Tính linh hoạt: Cả 2 hệ thống đều có thể tùy chỉnh để phù hợp với từng ứng dụng cụ thể.

Khác nhau

  • Phạm vi hoạt động: Hệ thống chiller thường được sử dụng trong các ứng dung công nghiệp và thương mại lớn, trong khi đó hệ thống HVAC chỉ sử dụng trong các toàn nhà dân dụng, văn phòng và các không gian nhỏ.
  • Chức năng: Hệ thống HVAC không chỉ làm lạnh mà còn có khả năng điều hòa không khí bằng cách điều chỉnh độ ẩm là lưu thông không khí. Trong khí đó hệ thống điều hòa trung tâm chỉ làm lạnh nước hoặc các chất lỏng.
  • Trang thiết bị hệ thống: Hệ thống HVAC thường bao gồm các thành phần như máy nén, dàn lạnh, dàn nóng, quạt, bộ lọc không khí và hệ thống gió. Trong khi hệ thống chillerchỉ tập trung chủ yêu vào máy nén, dàn nóng và dàn lạnh.
  • Khả năng làm ấm: Hệ thống HVAC có khả năng cung cấp nhiệt lượng để làm ấm không gian vào mùa đông, còn hệ thống chiller chỉ tậm trung vào việc làm mát không gian.

Trên đây là toàn bộ bài viết chi tiết giới thiệu về hệ thống chiller. Trong bài viết chúng ta đã tìm hiểu rõ hệ thống chiller từ cấu trúc, đến nguyên lý hoạt động, các trang thiết bị, phụ kiện đi kèm và các điểm giống, khác nhau của hệ thống chiller và hệ thống HVAC.

Chiller là hệ thống quan trong trong công nghiệp và đời sống con người hiện nay, việc sử dụng hệ thống này mang lại rất nhiều lợi ích trong cuộc sống. Tuy nhiên vì là hệ thống lớn nên chúng không được sử dụng phổ biến trong các không gian nhỏ hẹp như hộ gia đình hay các văn phòng có diện tích trung bình, nhỏ.

Việc lắp đặt, thiết kế và vận hành hệ thống chiller cũng đòi hỏi kỹ thuật và chuyên môn cao. Hy vọng bài viết trên có thể giải đáp mọi thắc mặc về hệ thống điều hòa trung tâm mà các bạn cần tìm hiểu. Cảm ơn đã quan tâm bài viết.

Nhận xét {đánh giá}

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

×

×